Hotline 1900 7169

5 bước tăng phát triển chiều cao cho bé yêu

5 bước sau sẽ giúp các bậc cha mẹ thực hiện ước mơ tăng sự phát triển chiều cao cho bé yêu.
Chiều cao của một đứa trẻ được xác định có mối quan hệ khắng khít với di truyền học và lượng dinh dưỡng hàng ngày. Theo KidsHealth.org, sự phát triển của trẻ em chậm lại sau năm đầu tiên của cuộc đời, sẽ có nguy cơ phá vỡ các đợt phát triển bùng phát về sau. Cho đến khi con bạn đến tuổi vị thành niên, tốc độ tăng trưởng tăng lên một lần nữa, với đợt phát triển bùng phát giữa tuổi từ 8 đến 13 tuổi với các trẻ em gái và từ 10 đến 15 tuổi với các trẻ em trai. Để đảm bảo rằng con bạn đạt được sức khoẻ chiều cao và cân nặng, bạn phải hướng dẫn các thói quen trong lối sống để thực hành kiên nhẫn hàng ngày. Mỗi đứa trẻ phát triển ở một tốc độ khác nhau, sự phát triển thường ngừng lại sau tuổi dậy thì.
Bước 1
Cho con bạn vào giường sớm vào buổi tối. Theo KidsHealth.org, trẻ em cần ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi đêm. Cơ thể con bạn không thể phát triển bình thường mà không nghỉ ngơi đầy đủ. Tăng cường đi ngủ sớm, thậm chí một giờ mỗi đêm sẽ giúp đảm bảo tăng trưởng về sau của con bạn.
Bước 2
Cho con bạn nhiều thức ăn có hàm lượng protein cao như cá và thịt nạc. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (the Journal of Nutrition), trẻ em duy trì chế độ ăn giàu protein cho thấy chiều cao tăng lên đáng kể so với trẻ em có chế độ ăn protein thấp.
Bước 3
Tăng cường các hoạt động tập thể dục hàng ngày như đi xe đạp, đi bộ hoặc thể thao ngoài trời để giữ cho con bạn phát triển với tốc độ ổn định và chống lại chứng béo phì. Theo KidsHealth.org, các hoạt động này sẽ khuyến khích trẻ tăng cường di chuyển và vận động, thay vì ngồi trước tivi hoặc trò chơi điện tử.
Bước 4
Đảm bảo đầy đủ lượng canxi, sắt và vitamin A theo khuyến cáo trong thói quen dinh dưỡng hàng ngày của con bạn. Theo Tạp chí Dinh dưỡng, những chất dinh dưỡng vừa nêu kết hợp với protein sẽ có lợi cho sự tăng trưởng của con bạn.
Bước 5
Cho con bạn đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm tra chiều cao và cân nặng. Phát hiện sớm sự phát triển dưới chuẩn bình thường càng sớm, càng giúp can thiệp và điều trị kịp thời.
Theo Sức khỏe và đời sống
 

Bài viết liên quan

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé...

Xem thêm
7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi đầy hơi giúp trẻ cải thiện nhanh sức khỏe tiêu hóa hiệu quả, ngủ sâu, ăn ngon.

Xem thêm
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Xem thêm