Hotline 1900 7169

Bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ: Sớm nhận biết, dễ xử lý!

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn và virus do sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Trong đó, bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ là thường gặp nhất.
Khi có các triệu chứng bệnh, da chính là nơi dễ nhận biết nhất. Trang bị cho mình kiến thức cơ bản về một số bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ giúp mẹ sớm nhận diện và có biện pháp điều trị kịp thời.
Một số bệnh ngoài da bẩm sinh
Những bệnh ngoài da bẩm sinh ở trẻ thường có đặc điểm tự khỏi và không ảnh hưởng đến sức khỏe như các bớt chẳng hạn. Sau khi sinh, không ít trẻ xuất hiện các vết bớt có màu xanh tím nhạt hoặc hơi đậm thường thấy ở vùng mông đùi, có thể nhỏ vài cm hay lan hết cả một bộ phận nào đó.
Chăm sóc làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh cần cẩn thận hơn cả
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự ứ đọng nhiều tế bào Melanocyte ở lớp biểu bì của da gây nên. Bệnh ngoài da này phổ biến ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á. Khi trẻ lớn lên, những vết bớt này sẽ từ từ mất đi mà không cần can thiệp gì.
Ở một số ít trẻ sơ sinh có các vết bớt màu đỏ hoặc đen đậm ở trên cổ, mặt. Những vết này có thể không mất đi mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ sau này. Những trường hợp này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Ngoài ra, mụn kê cũng là một dạng bệnh ngoài da bẩm sinh thường gặp khi trẻ mới sinh. Đó là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da do sự ứ đọng của chất cặn bã, hay gặp ở vùng trán, mũi và gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay. Các hạt kê này sẽ tự mất sau vài tuần lễ, do vậy khi tắm cho trẻ sơ những chỗ này không nên kỳ cọ mạnh vì có thể ảnh hưởng đến da của trẻ.
Tuy không phải là các bệnh ngoài da nguy hiểm nhưng 4 bệnh về da ở trẻ sơ sinh dưới đây khá phổ biến, mẹ cũng cần lưu tâm để có hướng xử trí đúng.
1. Chàm sữa
Thường gặp ở trẻ sau ba tháng tuổi, biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến cho da bị đỏ và rớm dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn vì những vết vỡ sẽ đóng lại tạo thành lớp vảy trên da trẻ và khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Lưu ý của bệnh này là có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa khá phức tạp, khó phát hiện được. Người ta cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này. Khi trẻ khoảng hai tuổi bệnh có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì.
2. Rôm sảy
Hiện tượng rôm sảy hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào mùa nắng nóng, ở những trẻ ra mồ hôi nhiều hay các trẻ hiếu động thích chơi đùa. Các trò chơi vận động nhiều càng làm trẻ đổ nhiều mồ hôi hơn nữa. Vị trí thường thấy ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân. Đây là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước. Rôm sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được.
3. Bệnh chốc
Bệnh thường xảy ra ở lớp thượng bì của da, rất dễ lây lan, thường lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh chốc có thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước nhanh chóng thành mụn mủ sau đó vỡ và khô đi, đóng mày có màu vàng mật ong. Khi trẻ mắc chốc sẽ có những vết lở hồng ban ở mặt, chân…
bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ
Bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ phát hiện sớm và có hướng xử lý đúng sẽ nhanh khỏi
Dù 20% số trẻ mắc bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2-6 tuần nhưng đa số trường hợp còn lại nếu không điều trị bệnh có thể lan rộng và có các biến chứng như: Viêm mô tế bào, viêm bạch huyết…
4. Vẩy phấn trắng
Nhiều mẹ thường hay nhầm bệnh vảy phấn trắng với bệnh lang ben. Khi mắc bệnh vảy phấn trắng trên da trẻ có những mảng giảm sắc tố. Vảy phấn trắng thường xảy ra ở vùng mặt, còn lang ben thường xảy ra ở vùng ngực và rất ít trẻ dưới 3 tuổi bị mắc bệnh lang ben, đặc biệt ở trẻ có nước da sậm màu.
Lưu ý mẹ không nên tự mua thuốc có chứa Corticoid về bôi cho bé. Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh nên những loại thuốc này đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ đễ làm teo da. Bệnh sẽ xđều hồi phục theo thời gian, chỉ cần bôi kem dưỡng ẩm để trẻ dễ chịu và bệnh sẽ nhanh khỏi.
Trên đây là những căn bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ khá phổ biến, khi quan sát thấy các biểu hiện bất thường mẹ sớm có hướng xử lý đúng nhé!
Theo Marrybaby
 

Bài viết liên quan

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé...

Xem thêm
7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi đầy hơi giúp trẻ cải thiện nhanh sức khỏe tiêu hóa hiệu quả, ngủ sâu, ăn ngon.

Xem thêm
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Xem thêm