Hotline 1900 7169

Có những cách dạy con khác

Có những cách dạy con thoạt nghe có vẻ khá “lập dị” nhưng hiệu quả thật ra lại cao đến bất ngờ. Sao bạn không thử áp dụng với bé yêu?

 
Có bao giờ bạn nghĩ rằng bé sẽ trở nên ngoan ngoãn nếu bạn không bao giờ dùng đến từ “không” hoặc bạn… cắn bé…? Hãy lắng nghe kinh nghiệm từ những bậc cha mẹ đã từng thử tất cả những cách có thể để nuôi dạy bé thật tốt…
 
1. Loại bỏ từ “Không” khỏi vốn từ của bạn
 
Bạn không chịu được khi bé cứ nói “không” hoặc khăng khăng “của con” nhiều lần. Vì thế, bạn nên cố tránh nói từ đó với bé. Hãy tìm ra những cách khác để chuyển tải thông điệp đó. Được vậy, bé sẽ không bao giờ nói “không” với bạn.
 
Loại bỏ từ “không” ra khỏi vốn từ của bạn chắc chắn là một điều khó khăn nhưng theo các chuyên gia thì điều này mang ý nghĩa rất quan trọng. Bạn chỉ nên nói “không” với những việc lớn, hệ trọng, chẳng hạn: “Không đánh nhau!”.
 
Tuy nhiên, bạn nên nói với bé: “Chúng ta đừng cắn!” hoặc “Chúng ta đừng chạm vào lò nướng nhé!”. Trong những câu đó, dù từ “không” không được trực tiếp nhắc đến nhưng thông điệp vẫn được chuyển đến bé một cách hoàn chỉnh.
 
Ngoài ra, không phải chỉ đơn thuần một từ “không” là đủ, bạn cần nói rõ ràng và cụ thể hơn điều bạn đang muốn bé làm.
 
Nếu bạn lỡ miệng nói “không”, hãy cố gắng liên kết nó với một lời giải thích để bé có thể dễ dàng hiểu được điều bạn muốn, ví dụ như: “Không được chạm vào ấm nước, nó nóng lắm, sẽ làm con phỏng đó!”.
 
 
Hãy quên từ "không" khi nói chuyện với con và hãy nói chuyện với con như một người lớn
(Ành chỉ có tính chất minh họa, nguồn: internet)
 
2. Nói chuyện với bé như một người lớn
 
Bạn thấy khó chịu bởi tiếng bi bô của trẻ con và chọn cách nói chuyện với bé như một người lớn. Có thể điều này sẽ khiến người ngoài nhìn vào cho rằng bạn ngớ ngẩn. Tuy nhiên, việc này không những giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà còn làm giàu vốn từ ngữ của bé.
 
Dĩ nhiên bạn không thể trò chuyện với bé về đề tài chính trị hay bàn luận thời sự. Một kết quả nghiên cứu cho thấy việc nói chuyện với trẻ nhỏ bằng từ ngữ thực tế góp phần tăng cường phát triển bộ não và giúp xây dựng vốn từ vựng của bé.
Không quan trọng bạn nói như thế nào, quan trọng là bạn phải nói liên tục. Bạn hãy nói chuyện với bé bất cứ khi nào rảnh, không cần biết bé có hiểu hết hay không. Bạn có thể mô tả với bé công việc hàng ngày của bạn, như “Mẹ đang thay tã cho con…” hoặc là “Mẹ yêu bộ đồ con gấu đỏ của con lắm!”…
 
Vì sao nên làm thế? Đơn giản vì em bé cần bạn giải thích mọi việc xảy ra bởi điều đó sẽ khởi động phản ứng của bé sau này. Bạn nên cố gắng hỏi bé những câu hỏi khi bé thể hiện mong muốn về một điều gì đó.
 
Đây là cách tuyệt vời để khuyến khích bé bắt đầu nói chuyện. Ví dụ như, nếu bé đang với lấy một món đồ chơi, bạn hãy giơ cao nó lên và hỏi “Có phải con muốn lấy cái này không?”. Như thế bé sẽ biết phản ứng sớm hơn và đó là những lúc bé buộc phải dùng từ ngữ để trao đổi thông điệp.
 
3. Ngưng mặc tã cho bé
 
Có rất nhiều người áp dụng cách này cho con của họ và bạn cũng có thể thử xem sao. Chỉ cần mặc quần lót cho bé rồi cho bé uống thật nhiều nước, sau đó dẫn bé đi vệ sinh thường xuyên. Bé sẽ mau chóng “quên hẳn” những chiếc tã.
 
Khi thực hiện phương thức bỏ tã này, bạn chỉ dùng tã để đề phòng hờ chứ không cần dùng nó thường xuyên như lúc trước. Ngoài ra, bạn và bé phải “thống nhất” với nhau một cử chỉ hay một từ ngữ nào đó để báo hiệu rằng bé “có nhu cầu cần giải quyết”. Điều này giúp bé nhận biết được cơ thể mình muốn gì, cần gì rồi “báo cáo” với bố mẹ.
 
Nếu điều này quá sức của bé, hãy khoan loại bỏ nó ra khỏi danh sách những điều cần làm. Các chuyên gia nói rằng phương thức này chỉ hiệu quả đối với những bé đã sẵn sàng bỏ tã, vì khi đó bé hiểu được những gì đang sảy ra trong cơ thể và tại sao nó lại xảy ra như vậy.
 
4. Cắn bé
 
Để bé thôi không làm một hành động xấu nào đó, bạn có thể thử làm hành động đó ngược lại với bé. Nếu bé cắn bạn, bạn có thể cắn lại bé. Bé sẽ biết được rằng bị cắn rất đau và mỗi lần bé cắn ai đó, bé sẽ bị cắn lại. Dần dần, bé sẽ thôi không cắn ai nữa.
 
Tuy nghe có vẻ rất hợp lý và hữu hiệu, nhưng các chuyên gia vẫn không khuyến khích bạn áp dụng phương pháp này để dạy bé. Bạn nên cố gắng dùng từ ngữ và hạn chế dùng đến “vũ lực”. Nếu bé cắn người khác vì bé đang bị ngứa răng, thay vì giận dữ, hãy đưa bé những món đồ chơi dành riêng cho bé để bé cắn và giải tỏa cảm giác ngứa ngáy.
 
Mục đích của việc này là làm phân tán sự chú ý của bé và “hướng” bé về một mục tiêu khác. Khi đó, bé sẽ hiểu được rằng bé chỉ nên cắn đồ chơi chứ bé không nên cắn bất cứ ai.

 
Theo Meyeube

 
 Có nên nổi giận với bé?

Khi bé bất giác nhõng nhẽo, bướng bỉnh và bùng nổ những cơn thịnh nộ vô cớ, hãy sẵn sàng để diễn một màn với bé. Cách thức này đã trở nên khá phổ biến sau khi xuất hiện trên ti vi, sách và DVD của nhiều chuyên gia.

Hãy nghĩ đến việc bạn xấu hổ như thế nào khi bé bướng bỉnh và khóc lóc giữa phố xá đông người mà bạn thì không thể nào làm cho bé ngưng lại được. Chắc hẳn bạn cũng không dám làm điều này khi có quá nhiều người. Tuy nhiên, hành động này cũng có thể làm bé cảm thấy khó hiểu và rất có thể bé sẽ hiểu sai rằng đây là một hành động đúng vì ngay cả mẹ còn làm thế. 

 

 

Bài viết liên quan

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé...

Xem thêm
7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi đầy hơi giúp trẻ cải thiện nhanh sức khỏe tiêu hóa hiệu quả, ngủ sâu, ăn ngon.

Xem thêm
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Xem thêm