Hotline 1900 7169

Hiểu đúng về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu ở thể dạng mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trong điều trị tiêu chảy cấp điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh thường xảy ra ở thời điểm giao mùa, cao điểm mùa mưa hoặc mùa nắng khi độ ẩm trong không khí tăng cao, nhiệt độ hạ (tăng) đột ngột nên thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi-rút gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường ăn uống gây bệnh cho trẻ.
Tiêu chảy cấp là gì?
Tiêu chảy nói chung và tiêu chảy cấp nói riêng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng nên có thể bùng phát thành dịch. Với trẻ sơ sinh nếu không phát hiện bệnh sớm và bù nước kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tiêu chảy cấp khiến trẻ đi đại tiện nhiều tới mức “ám ảnh cái bô”
Trẻ bị tiêu chảy cấp khi đi tiêu phân lỏng trên 3 lần/ngày và kéo dài không quá 14 ngày.
Nếu trẻ bị tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Những trường hợp tiêu chảy xảy ra sớm ngay sau khi sinh và kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.
Theo nghiên cứu 80% nguyên nhân gây bệnh là do vi-rút Rota gây ra. Còn lại là những trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiễm trùng khuẩn như: E.Coli, tụ cầu tả, thương hàn.
Triệu chứng phổ biến
Dù tiêu chảy cấp do vi-rút Rota hay nhiễm trùng khuẩn trẻ đều có những triệu chứng chung cụ thể như sau:
Sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C gây co giật
Đi ngoài 10-15 lần/ngày
Phân lỏng, nhiều nước có mùi chua nhiều khi có nhầy máu
Bé bị nôn trớ liên tục hoặc vài lần trong ngày
Biếng ăn hơn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, tiểu ít
Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban
Phân loại tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy bình thường có triệu chứng phân lỏng hay tóe nước hay có máu trong phân và trẻ đi đại tiện nhiều hơn 2-4 lần/ngày.
Tiêu chảy cấp dựa vào tình trạng mất nước có 3 dạng chính: Tiêu chảy dạng nhẹ, dạng vừa và dạng nặng.
Bảng nhận biết độ mất nước của trẻ
Mất nước nặng  Mất nước vừa Mất nước nhẹ
Li bì hoặc hôn mê Kích thích , vật vã. Không có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước vừa, mất nước nặng
Mắt trũng Mắt trũng Không có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước vừa, mất nước nặng
Không uống được hoặc uống ít Khát và uống liên tục Không có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước vừa, mất nước nặng
Nếp véo da mất rất chậm Dấu véo da mất chậm Không có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước vừa, mất nước nặng
Điều trị tiêu chảy cấp tại nhà
Mẹ chỉ nên sơ cứu và tự điều trị tại nhà khi trẻ mới bị tiêu chảy, “chớm” mất nước, những trường hợp mất nước dạng vừa và dạng nặng cần được đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được điều trị đúng cách.
Một số biện pháp điều trị tiêu chảy tại nhà:
Bù nước và điện giải: Không chỉ là tiêu chảy cấp mà ngay chỉ bị tiêu chảy nhẹ trẻ mất đi lượng lớn nước và chất điện giải nhiều do đi đại tiện liện tục. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp là bù lại “những gì đã mất”. Với trẻ chỉ bú mẹ, tiếp tục cho bú và bú nhiều cữ trong ngày. Trẻ đã ăn dặm ngoài việc tăng cường uống nước có thể dùng dung dịch Oresol cho trẻ. Lưu ý pha đúng tỉ lệ hướng dẫn ghi trên bao bì.
Dinh dưỡng cho trẻ: Dù trẻ bị tiêu chảy biếng ăn hơn thường ngày nhưng mẹ cần kiên nhẫn cho trẻ ăn đủ khẩu phần càng không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Lựa chọn nấu những món ăn loãng, mềm như cháo, súp… Trẻ cần ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Tránh dùng các loại thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: Măng, rau cần, bắp, đậu nguyên hạt và các loại nước có ngọt gây khó tiêu, đầy bụng.
Thuốc kháng sinh: Không lạm dụng và tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Nếu trẻ có biểu hiện bệnh nặng hơn như phân có máu, tốt nhất cần cho trẻ đi khám bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể. Cụ thể nếu tiêu chảy cấp do lỵ trực khuẩn Shigella thì dùng Ciprofloxacin; Do lỵ amip dùng metronidazol; Do vi khuẩn tả thì có thể dùng azythromycin…
Hiện nay đã có vắc-xin Rota để phòng bệnh tiêu chảy và tiêu chảy cấp ở trẻ em. Sau khi sinh mẹ nên nắm rõ lịch tiêm phòng để tránh bỏ lỡ những mũi tiêm cần thiết.
Theo Marrybaby
 

Bài viết liên quan

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé...

Xem thêm
7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi đầy hơi giúp trẻ cải thiện nhanh sức khỏe tiêu hóa hiệu quả, ngủ sâu, ăn ngon.

Xem thêm
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Xem thêm