Hotline 1900 7169

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày, mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của chính mình và đưa con đi thăm khám kịp thời.
Với những người đầu tiên làm mẹ, chắc chắn sẽ không khỏi lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, mẹ nên biết đây chỉ là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, đặc biệt với những bé mới sinh.
1. Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày?
Các bác sĩ cho biết, trẻ sơ sinh đi ngoài ngay sau khi ăn hoặc nhiều lần một ngày là hiện tượng bình thường, đặc biệt trong một vài tuần đầu tiên. Ăn, ngủ và đi ngoài là 3 "nhiệm vụ" chính trẻ sơ sinh làm trong những ngày đầu đời.
Ăn nhiều và đi ngoài đều đặn là một dấu hiệu tốt vì nó cho thấy con của bạn đang được cho ăn đủ. Hằng ngày, những trẻ bú mẹ sẽ đi ngoài nhiều lần hơn trẻ sơ sinh ăn sữa bột công thức. 
 Vài tuần đầu sau khi sinh, trẻ đi ngoài đều, nhiều lần mỗi ngày là dấu hiệu chứng tỏ bé được cho ăn đủ. (Ảnh minh họa)
Sau 3 đến 6 tuần, tần suất đi ngoài của trẻ sẽ giảm, có thể từ 2 - 3 ngày bé mới "đi" một lần. Tuy nhiên, nếu trẻ đột nhiên đi ngoài nhiều hơn thông thường, màu phân thay đổi và đi kèm các chiều trứng như sốt, nôn, đau bụng... thì có thể trẻ đã bị tiêu chảy vì một số nguyên nhân sau: 
- Trẻ đi tướt do mọc răng. 
- Trẻ bị tiêu chảy cấp.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Do ăn uống thất thường, ăn phải thức ăn ôi thiu, dị ứng thực phẩm, bệnh viêm ruột...
- Trẻ bị ảnh hưởng bởi sữa mẹ: Nếu mẹ uống thuốc nhuận tràng thì bé cũng sẽ đi ngoài nhiều hơn bình thường.
2. Cách xử lý khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày 
Nếu số lần đi ngoài mỗi ngày của bé không tăng đột ngột và không đi kèm với những triệu chứng bệnh thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu mẹ thấy bé đi ngoài mà chất lượng phân thay đổi, bé kém ăn mà vẫn đi nhiều, quấy khóc, thì rất có thể bé đã bị tiêu chảy.
Vì thế, nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đi ngoài nhiều lần trong ngày, mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con như sau:
- Cho trẻ bú thêm cữ sữa
Việc mất nước do đi ngoài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ sơ sinh. Vì vậy, trong thời gian bé bị đi ngoài, mẹ nên chia nhỏ cữ sữa và cho con bú thêm cữ. Nếu bé nôn sữa nên gọi cho bác sĩ để bé được điện phân.
Đối với các bé đã lớn thì cần bổ sung nước thường xuyên để tránh mất nước.
Nếu bé bị khó chịu vì đi ngoài, các mẹ nên ông ấp, dỗ dành để làm dịu sự khó chịu (Ảnh minh họa)
- Không cho trẻ nhỏ dùng đường
Tránh các chất lỏng có vị ngọt bao gồm cả trà gừng, nước đường và nước trái cây pha loãng. Tất cả những loại thức uống chứa đường sẽ làm nước rút vào ruột và khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
- Cho bé ăn uống đủ chất
Nếu bé đã ăn dặm, cho bé tiếp tục ăn như bình thường, miễn sao cân bằng các chất dinh dưỡng đầy đủ để khôi phục các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho việc chống nhiễm trùng.
- Ăn sữa chua dành cho trẻ nhỏ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn có lợi trong các thức ăn lên men tự nhiên được tìm thấy trong sữa chua là một cách an toàn và hiệu quả để giảm bớt về số lượng và thời gian tiêu chảy.
- Thay đổi tã thường xuyên
Không để bé ẩm ướt trong chiếc tã bẩn do tiêu chảy để tránh hăm lở và nhiễm trùng da.
Tốt nhất khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày đột ngột, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để biết được bệnh tình thay vì ở nhà lo lắng, tự điều trị, có thể sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Theo Bs. Văn Bàng trên báo Sức khỏe & Đời sống, trẻ sơ sinh bình thường (đặc biệt những trẻ bú mẹ) thường đi tiêu sau mỗi cữ bú. Bé thường đi 5-10 lần trong một ngày, phân sệt, màu vàng sậm, trẻ tăng cân tốt. Nếu trẻ bú không đủ, phân có màu xanh lẫn nước nhưng lượng ít. Nếu trẻ bú nhiều quá, mẹ uống thuốc xổ hoặc ăn thức ăn nhuận tràng thì trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy. Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm trùng, dị ứng sữa, hội chứng kém hấp thu.
Ngoài ra, nếu bé bú mẹ thì mẹ cần lưu ý chế độ ăn của mẹ, tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo no, rán, nướng... Nên chọn các thực phẩm lành như thịt nạc, gà, sữa chua, bánh mỳ có kèm nhiều rau, hoa quả, cháo....
Theo Eva
 

Bài viết liên quan

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé...

Xem thêm
7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi đầy hơi giúp trẻ cải thiện nhanh sức khỏe tiêu hóa hiệu quả, ngủ sâu, ăn ngon.

Xem thêm
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Xem thêm