Hotline 1900 7169

Cẩn trọng trong cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Thông thường vàng da sinh lý xuất hiện khoảng 24h sau khi sinh. Cách chữ bệnh vàng ở trẻ sơ sinh sẽ đơn giản nếu trẻ chỉ bị vàng da sinh lý. Nhưng nếu là vàng da bệnh lý thì cẩn cẩn trọng vì có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh hoặc tử vong.
Cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó việc phát hiện sớm và kịp thời đưa đến bệnh viện chuyên khoa nhi là cần thiết nhất. Mẹ không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà.
Nhận biết trẻ bị vàng da bệnh lý 
Đa phần trẻ sơ sinh đều có biểu hiện vàng da trong tuần đầu sau sinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành sẽ phóng thích Bilirubin, một chất có sắc tố màu vàng.
Cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh đơn giản nếu mẹ biết cách nhận diện các triệu chứng sớm và đưa tới bệnh viện kịp thời
Thông thường gan sẽ lọc Bilirubin ra khỏi máu nhưng do trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, chức năng gan còn non yếu nên chưa thể loại bỏ nhanh chóng chất Bilirubin ra khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng vàng da. Đây được gọi và vàng da sinh lý và sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ 40 tuần thai và 2 tuần với trẻ sinh sớm hơn.
Vàng da bệnh lý là có thể do bất đồng nhóm máu mẹ và con, nhiễm trùng, bệnh lý di truyền… Những tình trạng này làm Bilirubin tăng quá cao trong máu, ngấm vào mô não, gây tổn thương không hồi phục.
Một số dấu hiệu rõ ràng để mẹ nhận biết như:
Tình trạng vàng da đậm xuất hiện sớm
Qua 1 tuần sau sinh nhưng vẫn không khỏi
Mức độ vàng da rộng, thậm chí cả toàn thân và mắt
Vàng da kèm theo các triệu chứng như trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật
Nồng độ Bilirubin trong máu cao hơn mức bình thường
Cẩn trọng khi điều trị vàng da sơ sinh
Chứng vàng da có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường ở những nơi có đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời. Trong bóng mát, ấn lướt tay trên da mặt của bé, nếu thấy da có màu vàng thì nên đưa bé đi khám ngay. Vàng da do bệnh lý hay sinh lý sẽ được bác sĩ chuyên khoa đưa ra câu trả lời chính xác. Mẹ không tự ý điều trị để tránh hậu quả đáng tiếc khi trẻ bị vàng bệnh lý mà cứ ngỡ sinh lý.
Ngoài ra, còn có một số nhầm lẫn đáng lo khác trong việc điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh:
1. Tắm nắng không trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Theo những nghiên cứu về y khoa gần đây, việc tắm nắng cho trẻ không giúp điều trị hiệu quả bệnh vàng da như lời truyền miệng mả chỉ là cách để bổ sung canxi và giúp mẹ dễ phát hiện trẻ bị vàng da.
Tắm nắng không phải là cách trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh vàng da cần được đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa để khám theo dõi, phát hiện sớm và điều trị kịp thời vàng da bệnh lý. Từ đó, bác sĩ đưa ra dự phòng biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp thấm vào não. Nếu để lâu không điều trị bệnh nhi có thể thể tử vong trong giai đoạn cấp tính hoặc sống với những di chứng như điếc, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ
2. Vàng da nhân có thể dẫn tới tử vong
Vàng da nhân là gì? Đó là trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da nặng do chất Bilirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não làm trẻ bị hôn mê, co giật, tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn. Vàng da nhân thường xuất hiện trong 24 giờ sau sinh, da sậm màu ngày càng nhiều với mức độ diễn tiến rất nhanh. Trẻ bỏ bú và quấy khóc.
Những trường hợp này nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị cực kỳ đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần được chiếu đèn để chất Bilirubin từ từ giảm xuống.
3. Chế độ ăn nhiều Caroten khiến trẻ bị vàng da
Đây là nguyên nhân vàng da mà các mẹ ít chú ý tới. Beta-carotene có màu cam, thường thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu cam, màu vàng như cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang đỏ, khoai lang vàng… những loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bi na, cải xanh… Vì vậy, khi thấy trẻ bị vàng da các mẹ hãy lưu ý cả chế độ ăn của mình.
Cách chữa bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý không khó và sẽ đơn giản hơn nếu mẹ kịp thời phát hiện các triệu chứng và đưa đến bác sĩ chuyên khoa.
Theo Marrybaby
 

Bài viết liên quan

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé...

Xem thêm
7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi đầy hơi giúp trẻ cải thiện nhanh sức khỏe tiêu hóa hiệu quả, ngủ sâu, ăn ngon.

Xem thêm
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Xem thêm