Hotline 1900 7169

Giải mã nụ cười và những tiếng khóc “bí ẩn” của trẻ sơ sinh khi ngủ mà người xưa hay bảo là “bà mụ dạy”

Mẹ đã bao giờ thắc mắc vì sao trẻ sơ sinh khi đang ngủ bỗng dưng lại cười nắc nẻ, cười mỉm rất đáng yêu, có khi lại khóc mếu máo dù hai mắt vẫn nhắm tịt không? Người xưa vẫn hay bảo rằng đó là những lúc bé được “bà mụ dạy” nhưng thực tế là như thế nào?
Trẻ sơ sinh vừa ra đời, không chỉ có trẻ mới mang cảm giác lạ lẫm mà ngay cả người mẹ - người vừa vài tiếng trước còn đau “quằn quại” vì những cơn chuyển dạ, giờ đã hạnh phúc ôm đứa trẻ đỏ hỏn trên tay - cũng mang cảm giác rất lạ, rất mới mẻ. Người mẹ giờ đây vừa phải làm quen với nếp sinh hoạt của thiên thần bé bỏng và còn phải tìm hiểu về những thói quen, những biểu hiện của con. Với mỗi người mẹ lúc này, có thể nói rằng một tiếng khóc nhẹ của con cũng có thể khiến mẹ lo lắng, bối rối. Hãy mỗi cử chỉ của con cũng có thể khiến mẹ thắc mắc “vì sao và vì sao”.
Vậy mẹ đã bao giờ thắc mắc vì sao trẻ sơ sinh khi đang ngủ bỗng dưng lại cười nắc nẻ, cười mỉm rất đáng yêu, có khi lại khóc mếu máo dù hai mắt vẫn nhắm tịt không? Người xưa vẫn hay bảo rằng đó là những lúc bé được “bà mụ dạy” nhưng thực tế là như thế nào?
Vì sao bé khóc khi ngủ?
Khóc là một cách giao tiếp của trẻ sơ sinh vì trẻ khi đó chẳng biết bất kì ngôn ngữ nào. Chúng khóc vì nhu cầu của bản thân và để đảm bảo bố mẹ biết và đáp ứng được những nhu cầu đó. Trẻ luôn cần đến bố mẹ để cảm nhận được sự ấm áp, thoải mái cũng như “no căng bụng” mỗi khi bé cần.
Khóc là một cách giao tiếp của trẻ sơ sinh vì trẻ khi đó chẳng biết bất kì ngôn ngữ nào. (Ảnh: Internet)
Khi vừa ra đời, hệ thần kinh của bé chưa ổn định và hoàn thiện. Đó là lý do vì sao bé có những hành động kì lạ khiến người lớn không biết được là bé đang thức hay ngủ. Điều này sẽ cải thiện theo thời gian và đến khi trẻ được khoảng 3 - 4 tháng tuổi, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.
Phần lớn trẻ sơ sinh cũng có giấc mơ khi ngủ như người lớn. Đó thường là những điều bé đã học, đã trải qua trước khi ngủ và khi bé ngủ, bé sẽ xử lý, sắp xếp và hệ thống lại các “bài học” đó. Trong một số trường hợp, có khi bé mơ thấy bị tách khỏi bố mẹ, gây hoảng sợ và khiến bé khóc trong khi ngủ. Cũng có khi bé gặp ác mộng. Các chuyên gia cho rằng, 15% trẻ gặp ác mộng khi ngủ. Các chuyên gia ở Đại học Michigan cho biết, một số cơn ác mộng khiến bé khóc sẽ xảy ra khi bé thực sự ngủ sâu. Họ khuyên bố mẹ đừng nên đánh thức trẻ mà hãy để chu kì REM kết thức, vậy là trẻ có thể ngủ lại bình thường.
Vì sao bé lại cười khi ngủ?
(Ảnh: Internet)
Nụ cười của bé luôn làm trái tim bố mẹ “tan chảy”. Ngay từ khi sinh ra, bé đã có thể biết cười nhưng đây là những phản xạ thường thấy khi bé buồn ngủ hoặc trong lúc ngủ. Hiện tượng cười trong khi ngủ thường gặp ở trẻ sinh, từ lúc bé chào đời cho đến khi 1 tuổi. Đây là những nụ cười theo phản xạ tự nhiên, khi bé muốn ngủ, muốn bú, hay lúc mơ màng sắp ngủ, hoàn toàn không phải là lúc bé cười vì cảm xúc, thích thú với điều gì đó cả.
Bố mẹ khi thấy con cười khi ngủ cũng đừng lo lắng quá nhé vì hầu hết các bé sơ sinh đều có biểu hiện này. Chỉ khi bé được khoảng từ 2 - 3 tháng, bé mới có nụ cười thích thú chứ không phải là cười theo phản xạ nữa.
Theo Afamily
 

Bài viết liên quan

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé...

Xem thêm
7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi đầy hơi giúp trẻ cải thiện nhanh sức khỏe tiêu hóa hiệu quả, ngủ sâu, ăn ngon.

Xem thêm
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Xem thêm