Thói quen của bà bầu trong 40 tuần thai có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính cách cũng như chỉ số IQ sau này của trẻ.
Thói quen của bà bầu trong sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hằng ngày đều có những ảnh hưởng nhất định tới thai nhi. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều dẫn chứng về việc cảm xúc của người mẹ ảnh hưởng thới chỉ số IQ của thai nhi.
1. Sinh con trong độ tuổi phù hợp
Sau 35 tuổi là thời điểm phụ nữ sinh con có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh cao. Dù ngày nay đã có sự can thiệp sâu của khoa học hiện đại trong việc chủ động sinh con như thụ tinh trong ống nghiệm hay nhờ người mang thai hộ nhưng thuận theo tự nhiên vẫn là tốt hơn. Độ tuổi được các chuyên gia trong lĩnh vực sinh sản khuyến cáo là từ 24-29 tuổi.
Mang thai trong độ tuổi 24-29 tuổi để bé yêu có chỉ số IQ cao mẹ nhé!
Thời gian này cũng thích hợp nhất trong đời để mẹ mang thai một em bé khỏe mạnh, với chỉ số IQ cao hơn hẳn. Lý do đơn giản vì lúc này cơ thể người phụ nữ mới đủ trưởng thành, ổn định về tâm sinh lý và có những điều kiện phù hợp nhất để tạo môi trường thuận lợi cho thai nhi lớn lên.
2. Luôn kiểm soát tốt cảm xúc bản thân
Ốm nghén kéo dài cộng thêm một số áp lực công việc, mối quan hệ gia đình có thay đổi đều ảnh hưởng đếm tâm trạng của bà bầu. Ở những mẹ không biểm soát được cảm xúc của mình, thường cuyên bị kích động, giận dữ, buồn phiến… thường tác động không tốt đến trí nào của thai nhi, dễ khiến bé sinh ra bị mất tập trung, tăng khả năng tự kỉ…
Nếu muốn thai nhi thông minh và khỏe mạnh mẹ nên học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Tuy không dễ nhưng nếu có thói quen trước đó, bà bầu có thể hạn chế những lần cáu bẳn. Đừng quên người bạn đời – bố của đữa trẻ cũng có thể hỗ trợ mẹ.
3. Tích cực vận động
Thiền, yoga cho bà bầu hay tích cực đi bộ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe trong thai kỳ mà còn giúp trí não của thai nhi được cải thiện đáng kể.
Các nhà khoa học tại Mỹ đã thực hiện nhiều nghiên cứu và chứng minh, bà bầu thường xuyên tập luyện mỗi ngày, em bé sinh ra có IQ cao hơn hẳn so với nhóm còn lại. Lý giải điều này cũng đơn giản: Do việc tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu rất tốt, giúp tăng lượng máu tuần hoàn tới não thai nhi, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào thần kinh và từ đó, trí tuệ của em bé được tăng cường mạnh mẽ.
Yoga vừa giúp tăng cường sức khỏe lại hỗ trợ mẹ “vượt cạn” dễ dàng
Với những mẹ có sức khỏe không được tốt và không có điều kiện tập luyện thì thường xuyên vận động cơ thể ngay tại nơi làm việc và trong không gian nhà. Bà bầu không nằm, ngồi quá nhiều, quá lâu sẽ rất bất lợi cho thai nhi.
4. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong từng tam cá nguyệt là khác nhau. Trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ cần kiêng cữ nhiều món ăn để tránh sảy thai, giai đoạn giữa và cuối thai kỳ là lúc cần bổ sung đa dạng dưỡng chất để thai nhi lớn lên mỗi ngày.
Thực phẩm giúp có lợi cho trí não của trẻ: Nhóm cá béo, các loại hạt (óc chó, đậu, hạnh nhân,…), trái cây, thịt bò, các loại rau lá xanh đậm,…
5. Luôn trò chuyện cùng bé
Đây là một phương pháp thai giáo hiệu quả trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngay từ khi biết tin mang thai, mẹ đặt cho bé một nickname thật hay, mỗi ngày dành thời gian kể chuyện cho bé nghe. Đó có thể là những điều thú vị mẹ trải qua trong ngày hay đọc cho bé nghe một câu chuyện cổ tích nào đó.
6. Khuyến khích bố nói chuyện với bé cưng
Các nghiên cứu chỉ ra khi thai nhi được 19-21 tuần tuổi có thể nhận ra giọng nói của bố. Và ở tuần thứ 30, thai nhi có thể phân biệt được giọng nói của cha mẹ với người lạ. Nếu tích cực trò chuyện với con ngay trong bụng mẹ thì các ông bố sẽ tạo được mối liên hệ thân thiện với con.
Các cặp bố và mẹ thường xuyên tâm sự cùng với thai nhi mỗi ngày, bé cưng có thể cảm nhận được tình cảm của cả bố lẫn mẹ. Việc này không chỉ giúp gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và bé mà còn giúp con hình thành và phát triển tâm lý từ trong bụng mẹ.
Thói quen của bà bầu quan trọng đúng không mẹ. Mẹ cũng đừng quên vai trò của bố trong suốt thai kỳ để bé yêu sinh ra có chỉ số IQ ban đầu cao nhé.
Theo Marrybaby