Hotline 1900 7169

Hành trang đi đẻ, mẹ đã chuẩn bị hết những đồ thiết yếu này chưa?

Hãy lưu lại danh sách những vật dụng cần thiết này để chuẩn bị cho hành trang đi đẻ được đầy đủ, suôn sẻ.
Việc chuẩn bị đi đẻ cần mang theo những gì luôn là mối bận tâm của các mẹ bầu, đặc biệt những người sinh con lần đầu. Ngày nay, việc chuẩn bị đồ này đơn giản hơn nhiều vì hầu hết các bệnh viện lớn đã chuẩn bị sẵn sàng đồ thiết yếu cho mẹ và bé. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thứ giấy tờ và những vật dùng cần thiết mẹ cần mang theo hoặc mang dự phòng để đảm bảo không bị thiếu và giúp cho chuyến đi đẻ được suôn sẻ.
Giấy tờ nhất thiết phải mang theo
Hồ sơ khám thai
Mẹ bầu cần mang theo tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi. Khi thai còn nhỏ, siêu âm tuổi thai sai số chỉ chênh lệch 3-5 ngày, nhưng khi thai to, siêu âm tuổi thai có thể chênh lệch so với thực tế tới 3 tuần. Những giấy tờ từ thời ban đầu sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tuổi cũng như các tình trạng khác của thai nhi, bệnh lý của mẹ.
Với giấy tờ tùy thân, sổ khám thai, mẹ cần chuẩn bị từ trước và để ở nơi dễ tìm. (ảnh minh họa)
Giấy tờ tùy thân
Ngoài ra, mẹ cần mang theo các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế (nếu có). Nên photocopy sẵn hai bản, không cần thiết phải công chứng, tuy nhiên, khi đi sinh nhớ mang theo bản gốc. Các sản phụ nên để sẵn các loại giấy tờ này ở nơi dễ lấy, để người nhà có thể lấy hộ khi cần thiết.
Tiền
Hiện nay, phí tạm ứng sinh con ở mỗi bệnh viện là khác nhau, từ 2-5 triệu với mẹ đẻ thường và 5-10 triệu với mẹ đẻ mổ. Mẹ cũng cần chuẩn bị thêm tiền lẻ để mua đồ cần thiết hoặc thanh toán những khoản ngoài cho tiện lợi. 
Đồ dùng cho bé
Tại những bệnh viện lớn, hầu hết đồ dùng cho em bé đã được chuẩn bị sẵn, tuy nhiên, đề phòng em bé tè hoặc ị ra đồ mà không có đồ để thay, mẹ cần mang thêm những vật dụng cần thiết dưới đây:
- Quần áo trẻ sơ sinh (2-3 bộ). Mẹ nên mang áo cài cúc cho bé.
- Tã giấy (20 cái)
- Băng rốn (4-5 cái)
- Bao tay chân (2-3 bộ). Khi mua bao tay chân cho bé, về nhà, mẹ nên nhớ lộn trái, cắt hết những sợi chỉ thừa.
- Khăn sữa (khoảng 10 cái để lau cho bé và lau ngực cho mẹ).
- Rơ lưỡi
- Bông tai
- Ly nước nhỏ và muỗng inox dành cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không dùng những muỗng mỏng có thể làm rách miệng của bé.
- Khăn bông quấn em bé
Tất cả đồ dùng của bé phải được giặt sạch sau khi mua về để tránh dị ứng da cũng như viêm nhiễm da cho bé. Tuyệt đối không cho bé mặc ngay những quần áo, khăn quấn... vừa mua ở siêu thị về còn chưa bóc tem.
Mẹ có thể tham khảo đồ cần mua cho em bé sơ sinh tại đây. 
Đồ của mẹ và bé không cần mang theo quá nhiều. 
Đồ dùng cho mẹ
Đồ dùng cho mẹ đơn giản hơn đồ dùng cho bé. Mẹ cần chuẩn bị:
- Trang phục: Nên mang áo có cúc và váy rời. Khi sinh, các sản phụ sẽ mặc trang phục của bệnh viện nhưng sinh xong mẹ được phép mặc đồ của mình mang theo. Nếu sản phụ mang quần không tiện cho việc thăm khám, khi đó sẽ phải mặc váy của bệnh viện.
- Quần lót, băng vệ sinh: Nên mang theo khoảng 5-6 cái, tốt nhất là loại quần lót giấy, sử dụng một lần.
- Các đồ dùng để vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, khăn rửa mặt, lược chải đầu
- Ngoài ra, với các mẹ hiện đại, chị em cũng nên mang theo những vật dụng làm đẹp cho bản thân như khăn ướt, dầu gội khô, son dưỡng môi… để tránh tình trạng quá xuống sắc sau sinh. Sản phụ cũng cần mang theo sạc điện thoại, sạc dự phòng đề dùng khi cần thiết. 
Theo Eva.vn
 

Bài viết liên quan

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, bỏ qua thắc mắc dai dẳng này đi mẹ nhé, chỉ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất là con sinh ra khỏe mạnh, IQ...

Xem thêm
Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Đau rát cổ họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quán trình mang thai. Nếu không chị dứt điểm có thể dẫn...

Xem thêm
Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu

Xem thêm