Hotline 1900 7169

Mang thai nên ăn gì để con có nền tảng tốt?

Hôm nay ăn gì là vấn đề thỉnh thoảng sẽ làm bạn đau đầu. Đặc biệt, với mẹ bầu, vấn đề này dường như còn rắc rối hơn, khi giờ đây, những gì mẹ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vậy, mang thai nên ăn gì để bé cưng có nền tảng tốt nhất?
“Hôm nay ăn gì” là vấn đề khó nhằn với rất nhiều người, nhất là với các mẹ bầu
Nếu được hỏi “Hôm nay ăn gì”, bạn sẽ nghĩ ngay đến món khoái khẩu hay nghĩ đến món tốt cho sức khỏe? Đây sẽ là một câu hỏi khó với các mẹ bầu. Bởi những gì bạn ăn lúc này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe bản thân mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như tương lai mai sau của bé cưng.
Mang thai nên ăn gì để tạo cho con nền tảng tốt nhất? Câu hỏi khó này MarryBaby giúp mẹ trả lời nhé!
1/ Bổ sung đủ axit folic
Không phải chỉ trong thai kỳ, lý tưởng nhất, bạn nên bổ sung ít nhất 400 mcg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai, và tăng “liều” lên khoảng 600 mcg/ ngày suốt 9 tháng mang thai. Bổ sung axit folic đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu thai kỳ, vì folate giúp ngừa 50-70% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Hơn nữa, một nghiên cứu mới đây còn cho thấy, bổ sung đầy đủ axit folic 1 năm trước khi mang thai, và trong suốt 3 tháng giữa thai kỳ còn giúp giảm nguy cơ sinh non đáng kể.
2/ Đừng “ăn cho 2 người”
Ăn cho 2 người là câu nói bạn thường nghe khi mang thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa thực sự của câu nói này. Thực tế, ăn cho 2 người không phải ăn số lượng thực phẩm nhiều gấp đôi mà là tăng gấp đôi nhu cầu nạp các chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho sức khỏe. Điều này có nghĩa, mẹ bầu không cần ăn khẩu phẩn gấp đôi, nhưng lượng dinh dưỡng cơ thể nạp vào phải đảm bảo. Chẳng hạn, mỗi ngày mẹ cần bổ sung 600 mcg axit folic, 1.000 mcg canxi, và khoảng 27 mg sắt…
3/ Ưu tiên món cá
Mang thai nên ăn gì? Câu trả lời chắc chắn không thể thiếu món cá, bởi cá chứa nhiều omega-3, dưỡng chất có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi. Hơn nữa, cá cũng chứa nhiều canxi, đồng thời hàm lượng protein trong cá dễ tiêu hóa hơn so với thịt. Chính vì vậy, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích mẹ bầu ăn 2-3 bữa cá/ tuần. Lưu ý: Tránh các loại cá nước sâu có hàm lượng thủy ngân cao, và tránh ăn cá tái, sống.
4/ Nói “Không” với rượu
Không có một giới hạn nào an toàn cho việc uống rượu khi mang thai. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề hành vi, khả năng học tập, rối loạn tập trung, hiếu động quá mức, thậm chí hung hăng cao hơn nếu có mẹ uống rượu trong thai kỳ.
5/ Hãy giữ một thói quen ăn uống lành mạnh
Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, và cân bằng 4 nhóm chất trong thực đơn hàng ngày. Ưu tiên rau xanh, trái cây. Đây là những loại thực phẩm ít calo, nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, rất có lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh. Hạn chế những loại thực phẩm ít giá trị dinh dưỡng như khoai tây chiên, bánh ngọt, kẹo…
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tại Đại học Y Colorado cho thấy, thói quen ăn uống của mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến khẩu vị trong tương lai của bé cưng. Chẳng hạn, nếu mẹ thường xuyên ăn món ngọt, bé cưng có xu hướng thích những thực phẩm có vị ngọt hơn. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh khi mang thai nếu muốn tương lai, cục cưng cũng sẽ yêu thích những món ăn tốt cho sức khỏe.
Theo Marrybaby
 

Bài viết liên quan

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, bỏ qua thắc mắc dai dẳng này đi mẹ nhé, chỉ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất là con sinh ra khỏe mạnh, IQ...

Xem thêm
Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Đau rát cổ họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quán trình mang thai. Nếu không chị dứt điểm có thể dẫn...

Xem thêm
Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu

Xem thêm