Hotline 1900 7169

Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 2

Lo lắng, bồn chồn là tâm trạng chung của hầu hết các mẹ mang thai tháng thứ 2. Đừng để tâm trạng ảnh hưởng tiêu cực đến bạn và bé cưng. Dẹp bỏ ngay nỗi lo với những lưu ý khi mang thai tháng 2 với bật mí sau đây nhé!
Không giống như tháng đầu với những dấu hiệu mang thai mờ nhạt, sang tháng thứ 2, hầu hết các mẹ đã chắc chắn về sự hiện diện của thiên thần nhỏ. Mang thai tháng thứ 2, bên cạnh nỗi lo về sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu còn phải đối mặt với biết bao triệu chứng khó chịu: Nào ốm nghén, buồn nôn mỗi sáng, nào cảm giác mệt mỏi, ngủ li bì… Vượt qua tháng thứ 2 một cách nhẹ nhàng nhất, đừng quên những lưu ý khi mang thai quan trọng sau đây. Ghi nhanh vào sổ tay mẹ bầu nhé!
Một tháng thứ 2 vui vẻ, vắng nỗi lo với những lưu ý khi mang thai sau đây, đừng bỏ lỡ
1. Lần siêu âm thai đầu tiên
Rất hiếm mẹ bầu biết mình mang thai ngay tháng đầu tiên. Đa phần thường phải đến tháng thứ 2, thậm chí tháng thứ 3, mẹ mới cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể. Với những mẹ bầu biết tin trễ, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ngay lập tức siêu âm. Với những mẹ biết tin sớm, chuyên gia cũng khuyên bạn nên chờ đến tuần thứ 5 hoặc thứ 6, tương đương với tháng thứ 2 mới nên siêu âm thai lần đầu. Siêu âm sớm, phôi thai còn quá nhỏ sẽ khó nhận biết.
Lần siêu âm thai đầu tiên khá quan trọng, bởi nó giúp mẹ xác định tình trạng phát triển của thai nhi cũng như những nguy cơ tiềm tàng.
Để giảm thiểu tối đa bỡ ngỡ, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:
Uống 1-2 ly nước lớn trước khi siêu âm 1 tiếng để bàng quang căng ra, hình ảnh sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn này mẹ chỉ nên thực hiện siêu âm 2D. Loại siêu âm này sẽ cho biết chính xác tuổi thai, chiều dài và những chỉ số thai nhi quan trọng khác. Siêu âm 3D thường được dùng để phát hiện dị tật thai nhi.
2. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2
Ốm nghén là mối lo của rất nhiều mẹ trong giai đoạn này. Và có thể, bạn sẽ phải “sống chung với lũ” cho đến hết tháng thứ 3. Tăng cường bổ sung vitamin B6 và B12 vừa hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 2, vừa giúp ngăn ngừa ốm nghén hiệu quả. Song song đó, mẹ bầu cũng nên kết thân với gừng, trà gừng. Đừng quên “ăn dặm” một ít bánh quy mỗi sáng thức giấc, cách này cũng rất hiệu quả.
Với những bà bầu ốm nghén nặng, hoàn toàn không ăn được gì, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Thai nhi có thể bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu không “nạp” đủ dưỡng chất.
Chất lượng thực phẩm là điều mẹ bầu cần quan tâm lúc này, không phải số lượng. Bạn có thể không cần ăn quá nhiều, nhưng phải đảm bảo ăn đủ chất. Thử bất cứ thứ gì bạn có thể, miễn sao đủ nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày. Nếu không nuốt nổi rau chân vịt, bạn có thể thay bằng bông cải xanh với hàm lượng a-xít folic tương đương. Sữa chua và phô mai có lượng can-xi và vitamin D cũng gần bằng nhau. Hàm lượng protein trong sữa đậu nành thậm chí tốt hơn protein trong sữa bò.
3. Quan hệ khi mang thai tháng thứ 2: Nên hay Không?
Khác với lo lắng của nhiều mẹ, thai nhi được bao bọc kỹ càng trong túi ối khó có thể cảm thấy đau khi ba mẹ “yêu” nhau. Vì vậy, nếu không gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào, chuyện yêu vẫn có thể diễn ra bình thường. Mẹ bầu không cần quá lo.
Những trường hợp vấn đề sức khỏe bất thường như có tiền sử sảy thai, sinh non, chảy máu âm đạo bất thường, vấn đề cổ tử cung, viêm nhiễm phụ khoa…, bà bầu cần được bác sĩ “cấp phép”.
Với những mẹ mang thai tháng thứ 2, bụng bầu còn nhỏ, tư thế truyền thống vẫn khá an toàn. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể đổi mới với tư thế nữ trên, nam dưới hoặc tư thế úp thìa. Đây là 2 lựa chọn lý tưởng nhất cho mẹ bầu và anh xã trong suốt 9 tháng mang thai.
4. Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 2
Rất nhiều người cho rằng, mẹ làm điệu trong thời gian mang thai sinh con sẽ mất duyên. Lời đồn này hoàn toàn không có căn cứ. Hơn nữa, trong thời gian mang thai, sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng rất lớn đến làn da mẹ bầu nên càng cần được chăm sóc nhiều hơn.
Bạn vẫn có thể sử dụng mỹ phẩm, miễn chúng không chứa thành phần độc hại hay hóa chất có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để chắn chắn, mỹ phẩm organic là lựa chọn lý tưởng nhất, dù giá cả “hơi chát” nhưng cũng rất đáng đầu tư.
Nếu có ý định nhuộm tóc, bạn nên trì hoãn đến tam cá nguyệt thứ 2, khi thai nhi đã ổn định và ít bị môi trường tác động hơn. Sơn móng tay cũng cần hạn chế. Nghiên cứu cho thấy trong sơn móng tay có hợp chất phthalates làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi.
Với tư cách người bạn đồng hành thân thiết của các mẹ bầu, MarryBaby hy vọng những lưu ý khi mang thai tháng thứ 2 trên đây sẽ giải tỏa phần nào nỗi lo của mẹ, giúp bạn vượt qua giai đoạn đầu thai kỳ một cách suôn sẻ và vui vẻ nhất.
Theo Marrybaby
 

Bài viết liên quan

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, bỏ qua thắc mắc dai dẳng này đi mẹ nhé, chỉ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất là con sinh ra khỏe mạnh, IQ...

Xem thêm
Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Đau rát cổ họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quán trình mang thai. Nếu không chị dứt điểm có thể dẫn...

Xem thêm
Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu

Xem thêm