Hotline 1900 7169

Sinh con mùa hè: 3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì?

3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì? Đây là thời điểm mẹ bầu thường phải đối diện với nhiều vấn đều như chứng phù nề, đau lưng hay nôn ói... nhưng đồng thời lại phải chuẩn bị một tâm thế thoải mái, nhưng đồ dùng cần thiết để đón bé yêu. Mùa hè là thời điểm nắng nóng, oi bức dễ làm mẹ khó chịu hơn. Một số lưu ý trong cách đi lại, ăn, uống... sẽ giúp mẹ "giảm nhiệt".
Cái nắng oi ả mùa hè kèm theo những cơn gió nóng rát luôn khiến ngay cả những người khỏe mạnh nhất cũng cảm thấy bứt rứt khó chịu. Bà bầu lại càng thêm tăng nhiệt. 3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì khi cái nắng như thiêu như đốt mỗi khi ra khỏi nhà luôn đi theo? Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ ở tam cá nguyệt thứ 3 thoải mái hơn.
1. Tránh “va chạm” ánh nắng trực tiếp
Với phụ nữ mang thai, làn da dễ bị cháy nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hơn bình thường. Vào thời điểm sáng sớm, mẹ có thể đi bộ dưới nắng ban mai để bổ sung vitamin D, nhưng nên tránh những hoạt đông vào khoảng thời gian từ 9h – 16h hằng ngày.
Nếu bắt buộc phải di chuyển mẹ nên sử dụng kem dưỡng da chống nắng có độ SPF cao (SPF 30 hoặc 45). Khi cảm thấy chóng mặt, mồ hôi ra nhiều cần chườm khăn mặt lạnh và ẩm vào phía sau cổ, trán, và đỉnh đầu là cách hữu hiệu để làm giảm nhiệt độ cơ thể.
2. Lựa chọn chất liệu quần áo thoáng mát
Trong quá trình mang thai 3 tháng cuối, cơ thể mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và dễ ra mồ hôi. Cộng hưởng thêm thời tiết mùa hè, mẹ cần lự chọn quần áo sáng màu bằng chất liệu cotton, rộng rãi, giúp không khí lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa nhiệt độ tăng lên ở phần bụng, đồng thời sẽ giúp mẹ cảm thấy mát mẻ hơn.
Mang thai và sinh con vào mùa hè có nhiều bất tiện nhưng cũng có niềm vui bất ngờ
3. Hạn chế khó chịu khi bị phù chân
3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm hầu hết các mẹ đều bị chứng phù chân làm cho khó chịu. Nếu một nửa thời gian mang thai rơi vào mùa hè thì thời gian bị phù sẽ tăng lên đột ngột.
Khi có dấu hiệu này mẹ nên: Nằm nghỉ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày sau giờ làm việc hay trong thời gian nghỉ trưa. Khi ở nhà nên nâng chân cao lên trong khi ngủ bằng cách đặt một cái khăn đã được cuộn cao hoặc chăn, gối dưới chân. Di chuyển bằng giày, dép rộng rãi và thoải mái cho chân. Nên đi đôi giày có size lớn hơn đôi giày thường đi một cỡ.
4. Bàn giao công việc sớm và đi mua sắm
Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ cần lên kế hoạch để bàn giao công việc sớm hơn. Mẹ cũng cần đi mua sắm một vài đồ cần thiết cho bé, ngại cái nóng ngoài trời, mẹ càng cần chuẩn bị gác lại công việc sớm hơn để bắt đầu kỳ nghỉ thai sản của mình. Điều này vừa giúp quy trình làm việc thuận lợi vừa tránh được việc có thể mẹ sẽ phải giải quyết phát sinh khi đang nghỉ.
5. Tập thở đúng 
Tham gia một số lớp tiền sản sẽ giúp mẹ biết cách thở đúng khi  sinh. Đây vừa là thuốc giảm đau hiệu quả khi vượt cạn vừa tăng cường lượng ô-xy cho mẹ và bé. Đồng thời thở cũng là một nhân tố quan trọng giúp mẹ bầu cảm thấy bớt nóng hơn. Mẹ nên có nhịp thở đều đặn, có nhiều người thở quá gấp trong khi đó lại có những người thở quá chậm. Nếu mắc những chứng bệnh về hô hấp vì bị dị ứng hay hen suyễn thì mẹ nên ở trong nhà, không nên ra ngoài khi thời tiết nắng nóng.
6. Ăn uống đủ chất
Cân nặng của bé yêu sẽ tăng đáng kể trong thời gian tam cá nguyệt thứ 3. Dù nắng nóng rất khó chịu những mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn uống đều đặn, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Mẹ có thể “lên cơn thèm” một món gì đó như các thực phẩm nóng, nhiều gia vị cay… Đó là điều bình thường, nhưng mẹ nên hạn chế những bữa ăn nhỏ ở 3 tháng cuối khi sinh có ý định sinh con mùa hè vì điều này có thể làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, khiến mẹ cảm thấy mệt hơn. Thay vào đó, mẹ có thể ăn nhẹ bằng salad và trái cây để giữ cho lượng đường trong máu được cân bằng và khỏe mạnh.
7. Uống nhiều nước
Nước không thể thiếu mỗi ngày và càng cần thiết hơn trong mùa hè với mẹ bầu. Nếu cơ thể bị đổ mồ hôi nhiều vì trời nóng, mẹ nên uống từ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày. Không nên uống nhiều hơn vì có thể dẫn tới tình trạng làm các cơ mệt mỏi, chuột rút…
Ngoài những lưu ý trên, việc khám thai định kỳ là việc quan trọng xuyên suốt trong ba tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu cần tuân thủ lịch của bác sĩ cho đến ngày đi sinh.
Nếu có ý định sinh con vào mùa hè, trên đây là những lưu ý cho thắc mắc 3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì của mẹ bầu. Tham khảo để có thêm lựa chọn tốt cho mẹ và bé.
Theo Marrybaby

 

 

Bài viết liên quan

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, bỏ qua thắc mắc dai dẳng này đi mẹ nhé, chỉ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất là con sinh ra khỏe mạnh, IQ...

Xem thêm
Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Đau rát cổ họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quán trình mang thai. Nếu không chị dứt điểm có thể dẫn...

Xem thêm
Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu

Xem thêm