Hotline 1900 7169

Thay đổi khi mang thai gây khó chịu: Xử sao mới tốt?

Cùng với nỗi lo lắng về sự phát triển của bé, mẹ bầu cũng như phải đối diện với những thay đổi khi mang thai gây khó chịu như nổi mụn, ra khí hư, tiết sữa non… Ngoài cách âm thầm chịu đựng, liệu có biện pháp đối phó an toàn cho cả mẹ và bé cưng? 
Những thay đổi khi mang thai thường không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, nhưng sẽ gây phiền phức cho thói quen sinh hoạt hay cuộc sống của mẹ bầu. Nội tiết tố cơ thể là “thủ phạm” chính gây nên những thay đổi này. Vì vậy, khó có thể ngăn chặn những thay đổi khi mang thai, nhưng nếu muốn, bầu hoàn toàn có cách khắc phục hiệu quả, an toàn.
Thay đổi khi mang thai làm mẹ khó chịu? Đừng lo, MarryBaby bật mí tuyệt chiêu nhé!
1/ Tiết sữa non
Thông thường trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc sau khi sinh cơ thể của người mẹ mới tiết sữa non, nhưng cũng có vài trường hợp sữa non xuất hiện ở tháng thứ 4, 5 của thai kỳ. Không gây hại cho sức khỏe nhưng tiết sữa non sẽ mang đến nhiều rắc rối như: cảm giác ẩm ướt khó chịu, sữa thấm ra ngoài áo gây mất tự tin…
Đối phó thế nào? 
– Thường xuyên thay áo lót để tránh gây mẩn ngứa.
– Dùng miếng lót thấm sữa trong trường hợp sữa non tiết quá nhiều.
2/ Lỗ rốn bị lồi
Thai nhi càng lớn, vòng bụng của mẹ càng to lên, kéo theo lỗ rốn bị nhô lên và lồi hẳn ra ngoài so với mặt bụng của mẹ. Rốn lồi không gây ảnh hưởng sức khỏe nhưng có thể gây ngứa khi rốn cọ sát với quần áo.
Tuyệt chiêu dành cho mẹ:
– Bôi một ít kem dưỡng ẩm, làm mềm da quanh rốn.
– Chọn quần áo có chất liệu mềm mại, thoáng mát.
– Chú ý giữ vệ sinh rốn sạch sẽ.
– Rốn bị đau hoặc có dấu hiệu bất thường cần đến bệnh viện kiểm tra ngay, tránh trường hợp thoát vị rốn.
3/ Ra nhiều khí hư
Đây là một trong những thay đổi khi mang thai làm mẹ bầu khó chịu nhất, thường xảy ra do sự gia tăng nồng độ estrogen. Đa phần các trường hợp ra khí hư khi mang thai không gây nguy hiểm, nhưng nếu khí hư đi kèm mùi khó chịu, bầu nên đi khám ngay.
Mách nhỏ với mẹ bầu:
– Chọn quần lót chất liệu mềm, khô thoáng.
– Thường xuyên thay quần lót hoặc có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
4/ Nổi mụn trứng cá
Sự thay đổi khi mang thai đặc trưng nhất là nội tiết tố tăng giảm bất ngờ, dẫn đến gia tăng hoạt động của các bã nhờn gây nên hiện tượng mụn trứng cá. Mụn mọc nhiều nhất ở mặt hay thậm chí ở lưng, chúng có thể gây đau và làm mẹ mất tự tin.
Để giảm hiện tượng này mẹ nên chăm sóc da cẩn thẩn, không nên dùng các loại thuốc đặc trị vì có thể ảnh hưởng đển thai nhi. Thay vào đó có thể tự làm những loại mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên vừa giúp mẹ giảm mụn vừa an toàn với bé.
Mặt nạ tự nhiên vừa giúp trị mụn hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho thai nhi
5/ Đầu ti bị ngứa
Sau khi mang thai được vài tháng, mẹ sẽ cảm nhận được kích thước của bầu ngực tăng lên cũng như cảm thấy ngứa ran quanh đầu núm ty hoặc quầng sậm màu.
Lúc này, mẹ nên chọn loại áo chuyên dành cho bà bầu làm bằng chất liệu cotton và có kích cỡ phù hợp. Không nên mặc các kiểu áo bó sát, có mút vì có thể gây ngứa. Thường xuyên vệ sinh núm ti để loại bỏ chất bẩn tích tụ ở đầu núm.
6/ Ợ nóng và khó tiêu
Ợ nóng là tình trạng axít có trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, hiện tượng này xảy ra khi bà bầu nằm, ho, rặn hay khiêng một vật nặng. Ngoài ra, trong thời gian bầu bì hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém hiệu quả dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Triệu chứng sẽ càng nặng hơn vào những tháng cuối thai kỳ.
Chứng ợ nóng trở nên khó chịu hơn khi mẹ ăn quá nhiều trong một bữa, dùng các thức ăn có nhiều dầu mỡ… Vì vậy mẹ bầu nên cẩn thận hơn trong vấn đề ăn uống. Hơn nữa, để giảm áp lực lên ruột mẹ hãy gối cao đầu và gác hai chân lên cao trong khi ngủ.
7/ Tiểu són
Vùng cơ đáy xương chậu của mẹ bị căng ra để nâng đỡ bụng bầu cũng như trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiểu són. Khi có một áp lực tác động lên bụng bầu như ho, hắt hơi hoặc cúi xuống thì các cơ xương chậu thay đổi đồng thời cũng làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả là có vài giọt nước tiểu bị són ra ngoài mà mẹ không thể kiểm soát được.
Nếu són tiểu xảy ra thường xuyên, mẹ nên dùng băng vệ sinh mỏng, có khả năng thấm hút tốt. Khi tình trạng nặng hơn hoặc bị đau rát khi đi tiểu mẹ nên gặp bác sĩ, rất có thể đó là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Theo Marrybaby.vn
 

Bài viết liên quan

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, bỏ qua thắc mắc dai dẳng này đi mẹ nhé, chỉ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất là con sinh ra khỏe mạnh, IQ...

Xem thêm
Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Đau rát cổ họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quán trình mang thai. Nếu không chị dứt điểm có thể dẫn...

Xem thêm
Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu

Xem thêm