Hotline 1900 7169

10 gợi ý để bảo vệ con bạn

Với tư cách là cha mẹ, chúng ta cố gắng giúp con an toàn một cách tối đa nhất. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn bảo vệ con có thể bạn chưa biết:
Ảnh minh họa
1. Chỉ dẫn con theo hướng tích cực hơn là theo hướng tiêu cực. Điều đó thúc đẩy lòng tự trọng của trẻ. Bố mẹ nên nói với con những điều con có thể làm thay vì nói những điều con không được làm. Mẹ có thể nói “Nếu ai đó đề nghị tặng quà cho con hoặc yêu cầu con đi đâu cùng họ thì luôn luôn nói với mẹ nhé. Con có hứa với mẹ không?” hơn là “Đừng bao giờ nói chuyện với người lạ!”Hoặc bố có thể nói với con “Bố tin tưởng con có thể làm được!” thay vì nói “Con làm sai rồi. Con làm bố thất vọng quá.”
Hãy khích lệ con từ những thành công nhỏ nhất.
2. Thay vì dọa nạt và chỉ bảo, bố mẹ nên làm cho cuộc chia sẻ được thoải mái và thú vị. Bố mẹ có thể gợi ý và chỉ cho bé cách cư xử trong những tình huống đơn giản dưới đây:
– Cách trả lời điện thoại.
– Những việc nên làm khi có ai đó bấm chuông.
– Cách từ chối người khác.
– Gợi ý những nơi an toàn nhất trên đường từ nhà tới trường.
– Cho con thấy con có thể trú ẩn ở nơi nào nếu có người lạ bám theo.
– Hướng dẫn con phân biệt được người tin cậy và người đáng nghi ngờ.
Sau khi đã hướng dẫn, bố mẹ nhắc trẻ lặp lại: “Nào, bây giờ tới lượt con chia sẻ nào.”
3. Nói về vấn đề an toàn bất cứ khi nào bố hoặc mẹ có cơ hội. Bố, mẹ có thể nói chuyện về vấn đề này trong lúc đi thang máy hay đi dạo.
4. Làm gương. Hành động của bố mẹ luôn luôn có hiệu quả hơn mọi lời nói. Ví dụ, bạn luôn nhìn qua khe cửa trước khi mở. Cài cửa trước khi đi ra ngoài cho dù chỉ là một vài phút.
5. Dạy trẻ ghi nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại. Dạy trẻ một vài số điện thoại khẩn cấp.Ngoài ra, bạn cũng cần dạy trẻ quan sát xe cộ khi sang đường, biển báo. Trẻ cũng cần biết tên siêu thị (hoặc chợ) gần nhà. Bài tập này không chỉ giúp trẻ chú ý, mà còn dạy trẻ cách hòa nhập với môi trường xung quanh.
6. Phân biệt và chỉ cho trẻ biết những người nào tin cậy. Bạn có thể nói: “Mỗi người đều có không gian riêng tư và chỉ những người thân nhất hoặc bạn bè thân thiết mới được vào không gian riêng tư đó. Những người thân thiết nhất là những người trong gia đình.” Bạn cũng cần dạy trẻ biết trên cơ thể có những vùng mà không được ai đụng chạm trừ bố/mẹ, với người lạ thì càng không được phép. Bất cứ khi nào người lạ có ý định đụng chạm vào người trẻ, thì trẻ cần nói chuyện với bố mẹ.
7. Không tránh các chủ đề “nhạy cảm”. Nhiều bố mẹ không muốn chia sẻ với trẻ về một số vấn đề như bắt cóc tống tiền, sự lừa lọc hay lạm dụng tình dục. Đây là một sai lầm. Trên thực tế, khi bạn nói những vấn đề trên cho trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ tin tưởng cha mẹ.
8. Giúp trẻ độc lập. Bố mẹ có thể để con tự đi xe buýt trong thành phố (khi trẻ đủ chín chắn). Nỗi sợ hãi của bố mẹ là thả con ra ngoài xã hội bởi nơi đó có quá nhiều điều có thể xảy ra. Nhưng khi dạy trẻ độc lập, chúng ta sẽ giúp trẻ trở nên có tinh thần trách nhiệm và tự tin hơn.
9. Chỉ ra những điểm yếu của bạn. Bố mẹ nên trở thành một người bạn của con. Bạn cần nhớ rằng bạn bè thì thường chia sẻ mọi thứ. Bạn đừng lo lắng khi nói cho con những điểm yếu, sai lầm, thất bại của bạn. Thực tế, con bạn có thể biết những điều này nhưng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được cải thiện khi cùng con chia sẻ, trò chuyện.
10. Tôn trọng những cam kết. Bạn không cần la mắng con về muộn nếu như bạn đã cảnh báo trước. Đặt ra một nguyên tắc: Nếu con xin phép trước, con sẽ nhận được thứ mà con muốn. Nhưng nếu con làm bố mẹ thất vọng, con sẽ bị phạt. Giải thích với con rằng cần giữ cam kết, đó là điều tốt nhất cho cả bố mẹ và con cái.
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm