Cách dạy con như thế nào đi nữa thì trước khi lên 4 tuổi, trẻ cần đạt được 48 cột mốc phát triển về kỹ năng ngôn ngữ và sự hiểu biết thế giới xung quanh.
Hẳn bạn cũng thấy rằng mình không phải là người mẹ duy nhất cảm thấy sự bộn bề ngập tràn nơi tổ ấm, thậm chí ngày càng tăng dần lên theo năm tháng lớn khôn của con thơ. Quãng thời gian từ 2-4 tuổi, mẹ luôn đau đầu trong cách dạy con như thế nào cũng như những đòi hỏi vô tận của trẻ. Đây cũng là những cột mốc vô cùng quan trọng về phát triển những kỹ năng cơ bản của con người như hiểu ngôn ngữ nhiều hơn, nói rõ ràng hơn, đưa ra ý muốn cụ thể hơn. Chúng sẽ ném bom bạn bằng hàng loạt những câu hỏi nhức đầu và rên rỉ những món đồ chơi thèm muốn. Khả năng tư duy và phát triển ngôn ngữ của trẻ ở các độ tuổi là khác nhau. Có bé trầm tính, có bé lại thích nói nhiều. Nhưng trước giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ đi mẫu giáo, hay hòa nhập thế giới bên ngoài gia đình, bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng trong cách dạy con luôn bao gồm 48 dấu hiệu cho thấy tư duy và ngôn ngữ của trẻ đã phát triển một cách tự nhiên.
Cách dạy con thông minh từ bé
Trẻ từ 2-3 tuổi, bố mẹ sẽ dạy con những gì?
1. Bé biết đọc tên gọi đầy đủ của mình.
2. Bé biết đọc tên 4 đến 5 màu sắc cơ bản.
3. Bé hiểu được hầu hết mọi thứ bạn nói.
4. Bé hiểu được những cặp từ trái nghĩa, đối lập như "lớn-nhỏ", "dài-rộng".
5. Dành sự tập trung vào các hoạt động tối thiểu trong 5-7 phút.
6. Hiểu được khái niệm "một" và "tất cả".
7 Hiểu được khái niệm "đơn nhất". Chẳng hạn như bé đưa đúng 1 món trong 6 món đồ chơi theo như bạn yêu cầu.
8. Hiểu được khái niệm thời gian, đặc biệt là "hôm nay", "ngày mai", "ngày hôm qua".
9. Thích nghe các bài hát, truyện ngắn và các bài thơ vần điệu.
10. Thích nghe kể chuyện.
11. Có thể đọc tên một số bộ phận cơ thể.
12. Có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản như "chải tóc búp bê".
13. Có thể xác định, đối sánh, gọi tên những sự vật, sự việc thông thường.
14. Có thể nói với bạn khi nào muốn đi vệ sinh, hoặc làm bẩn tã thay vì khóc như trước kia.
15. Có thể kết hợp danh từ-động từ cùng nhau như "Bố-Đói".
16. Có thể lặp lại 1-5 từ sau khi khi bạn nói xong.
17. Hiểu được các đại từ như cất/để đồ chơi vào "trong", "trên", "bên dưới" cái hộp.
18. Trỏ vào đúng hình tranh và gọi tên chính xác.
19. Nếu cần thứ gì đó, trẻ sẽ yêu cầu chính xác tên gọi.
20. Trò chuyện với đồ chơi.
21. Tò mò và bắt đầu hỏi "đây là cái gì?".
22. Đếm ngón tay để đọc tuổi của mình.
23. Cố gắng nói chuyện dù rằng sai ngữ pháp.
24. Nói thành câu có 2-3 từ như "con đói quá", "con buồn ngủ".
25. Sử dụng 2 từ phủ định "không muốn".
26. Sử dụng các cụm từ có chữ "đang" như "bố đang ăn", "mẹ đang ngủ".
27. Sử dụng động từ thì quá khứ có chữ "đã".
28. Nói chuyện với trẻ em khác như người lớn.
29. Cố gắng giải quyết vấn đề thay vì đánh hoặc khóc.
30. Trả lời các câu hỏi đơn giản như "con thích ăn món nào?".
Những lưu ý trong cách dạy con 2-3 tuổi
Cách dạy con tự lập từ bé.
Mẹ cần hết sức kiên nhẫn trong quá trình dạy con giao tiếp. Bởi trẻ 2 tuổi chỉ có thể sử dụng 50-70 từ và kết hợp thành những câu đơn 2-3 từ. Bạn cần quan sát hành vi của trẻ để điều chỉnh cách dạy con phù hợp.
- Con khi giận dữ có ném đồ đạc thay vì giao tiếp bằng từ ngữ.
- Mẹ có gặp khó khăn trong việc hiểu điều trẻ muốn nói.
- Con giao tiếp bằng 1 hay nhiều từ. Bố mẹ nên mở rộng câu con vừa nói như một cách hướng dẫn trẻ hoàn thiện ngôn ngữ. Chẳng hạn như trẻ đòi "con cún", bạn nên mở rộng "mẹ lấy cho con con cún bông này nhé".
- Mẹ có thấy trẻ gặp khó khăn khi sử dụng câu nhiều từ.
Các cột mốc về tư duy và ngôn ngữ giao tiếp của trẻ 3-4 tuổi
31. Hiểu khái niệm thời gian tốt hơn như "ngày mai", "thời gian ăn trưa", "buổi sáng"
32. Hiểu các tính từ đối sánh như "nhanh" và "chậm".
33. Hiểu cách sử dụng một đồ vật thường ngày.
34. Có thể đọc thuộc lòng địa chỉ nhà.
35. Cô có thể hát một vài vần điệu.
36. Làm theo các yêu cầu phức tạp như "đi vệ sinh xong con nhớ phải rửa tay sạch nhé".
37. Có thể nói hai sự kiện theo thứ tự.
38. Có thể nhớ lại 2 hoặc 3 điều đã xảy ra trong câu chuyện bạn vừa đọc.
39. Sử dụng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc thay vì giận dữ ném đồ đạc mọi lúc.
40. Sử dụng danh từ và động từ thường xuyên.
41. Sử dụng đa dạng từ phủ định (không, không thể), từ số nhiều (các/những con cá), liên từ (bởi vì, và), từ sở hữu (điện thoại của mẹ), động từ quá khứ (đã/vừa ăn xong).
42. Ngữ pháp câu tăng cường, mặc dù một số lỗi vẫn còn tồn tại.
43. Nói câu có độ dài 4-5 từ.
44. Có thể gọi tên ít nhất hai màu.
45. Có thể gọi tên các hình dạng đơn giản.
46. Hỏi nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động đang diễn ra "Đây là cái gì?" "Chúng ta đi đâu?" "Tại sao hả mẹ?"
47. Phản xạ lại ngay khi được hỏi "Đây là ai?".
48. Bắt chước bạn bằng cách lặp lại câu hỏi thay vì trả lời.
Những lưu ý trong cách dạy con 3-4 tuổi
Cách dạy con ngoan biết vâng lời.
- Bố mẹ sẽ gặp khó khăn khi nghe trẻ nói.
- Trẻ có thể không đạt được các mốc ngôn ngữ quan trọng.
Trong cách dạy con khôn lớn, nếu gặp khó khăn không hiểu được ngôn ngữ, không thể hiện được ý muốn rõ ràng, bố mẹ cần một số liệu pháp khoa học khác. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng nhé, bởi ngay cả thiên tài Einstein cũng mới chỉ bập bẹ biết nói khi lên 4 tuổi thôi. Còn chần chừ gì nữa mà không lưu lại 48 điều này, để sẵn sàng hành trang tốt nhất cho bé các mẹ nhỉ?
Theo Afamily