Hotline 1900 7169

9 cách dạy điển hình của những cha mẹ có con thất bại trong cuộc sống

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết những đứa trẻ thất bại trong cuộc sống đều bị chi phối, ảnh hưởng từ 9 thói quen xấu này của cha mẹ.
Cha mẹ là người có ảnh hưởng rất lớn đến con cái, quyết định sự thành công hay thất bại của đứa trẻ khi trưởng thành. Mọi yếu tố như địa vị xã hội, trình độ học vấn hay môi trường sinh sống đều có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tương lai của một đứa trẻ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phần lớn những đứa trẻ chưa đạt được thành công, thường xuyên nhận thất bại trong cuộc sống có một đặc điểm chung đó là ảnh hưởng khá lớn từ những hành vi, cách dạy dỗ lúc nhỏ của cha mẹ.
Dưới đây là 9 hành vi, sai lầm của cha mẹ dẫn tới sự thất bại của con mà các nhà khoa học đã nêu ra:
1. Không khuyến khích con sống tự lập
Trong cuộc sống hiện nay, rất nhiều bậc cha mẹ vướng phải một sai lầm phổ biến đó là can dự khá nhiều đến cuộc sống của các con: từ miếng ăn, giấc ngủ cho đến việc con ra ngoài xã hội làm những việc gì.
Ảnh minh họa.
Việc quan tâm, dạy dỗ con cái đương nhiên, xong, nó chỉ nên dừng lại ở một mức độ vừa phải, cần để cho con có những khoảng không gian riêng, được phép tự quyết định một số việc đơn giản trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Một nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt vào năm 1997 đã chỉ ra rằng những bậc cha mẹ có thói quen kiểm soát con cái vô tình dẫn đến một loạt các kết quả tiêu cực ở con như thiếu tự tin và không làm chủ được mình.
Vì thế, quan tâm, dạy dỗ nhưng thường xuyên khuyến khích con, đặc biệt là những đứa trẻ đang ở tuổi thanh thiếu niên có thể sống một cách độc lập, tự lập, không phụ thuộc vào người khác. Đặc biệt phải biết tự giải quyết những xung đột trong cuộc sống, lời khuyên của các chuyên gia nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tuổi vị thành niên.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng nói rằng những đứa trẻ có tính độc lập giúp tăng khả năng chống lại những áp lực trong cuộc sống hàng ngày.
2. Cha mẹ thường xuyên quát mắng con
Một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Pittsburgh đã cho thấy kỷ luật trẻ bằng những lời nói gay gắt như la hét, chửi rủa, thậm chí sử dụng những lời lăng mạ có thể khiến đứa trẻ cảm thấy không được hạnh phúc trong khoảng thời gian dài. Điều đó được biểu hiện ở chứng trầm cảm hoặc trẻ có những hành vi, cách ứng xử sai lầm trong cuộc sống.
Ảnh minh họa.
Trên thực tế cho thấy, rất nhiều bậc phụ huynh thường xuyên quát mắng con mặc dù con phạm phải sai lầm rất nhỏ. Điều đó gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn cho đứa trẻ.
Vì thế để trẻ sống hạnh phúc và đạt được thành công trong cuộc sống thì cần có những hình phạt kỷ luật nhẹ nhàng hoặc chỉ dùng những lời nói âu yếm để dạy dỗ và chỉ bảo.
3. "Cha mẹ trực thăng"
“Cha mẹ trực thăng” là cụm từ dùng để chỉ những người quá kiểm soát con cái, mọi lời nói việc làm của đứa trẻ đều được cha mẹ kiểm soát và nhận xét quá kĩ lưỡng. Tuy nhiên, việc làm đó sẽ khiến cho đứa trẻ càng trở nên rụt rè, dẫn đến lo âu và trầm cảm.
Theo một nghiên cứu với 300 sinh viên đại học được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Trẻ em và Gia đình, phần lớn số sinh viên thừa nhận rằng họ đã từng rơi vào trạng thái trầm cảm và không còn lòng tin với cuộc sống vì bị cha mẹ la mắng, khiển trách nặng nề.
Một nghiên cứu khác năm 2011 của Đại học Tennessee ở Chattanooga thì nói rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ cha mẹ có thể kiểm soát hành vi, lời nói của con và chứng trầm cảm ở trẻ. Cụ thể, nếu bố mẹ càng quản lý con cái chặt, trẻ càng sợ hãi và rơi vào trạng thái trầm cảm nhiều hơn, gặp nhiều thất bại hơn. Nếu mức độ này được giảm dần, trẻ có tư tưởng thoải mái, học tập hiệu quả hơn.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, những đứa trẻ có “cha mẹ trực thăng” thường ít cởi mở với mọi người xung quanh, không có những ý tưởng trong học tập và thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát sự khó chịu trong cơ thể của mình.
4. Cha mẹ cho con đi ngủ không có giờ giấc quy định
Giấc ngủ cực kì quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ bị rối loạn giấc ngủ, giờ ngủ không ổn định thường có những hành vi không kiểm soát, hiếu động thái quá, những vấn đề về đạo đức, gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè và các mối quan hệ tình cảm.
Thêm vào đó, giờ đi ngủ bất thường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. “Rối loạn giấc ngủ xảy ra vào thời điểm trẻ đang phát triển có thể tác động lâu dài đến sức khỏe”, nhà nghiên cứu Yvonne Kelly cho biết.
5. Cho trẻ thường xuyên xem tivi khi còn nhỏ
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tivi có ảnh hưởng tiêu cực khá lớn đối với trẻ nhỏ nhưng hình như các bậc phụ huynh chưa mấy quan tâm đến vấn đề này, vẫn thường xuyên cho con xem hoặc dùng tivi, các thiết bị điện tử như điện thoại để dỗ dành con.
Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên tạp chí Nhi khoa chỉ ra rằng cho trẻ xem tivi sớm, trước 3 tuổi ảnh hưởng đến vốn từ vựng, khả năng học toán và có hành vi hung hăng bắt nạt bạn bè khi đi học.
6. Cha mẹ độc đoán
Năm 1960, nhà tâm lý học Diana Baumride nghiên cứu và cho rằng, về cơ bản có ba nhóm cha mẹ: dễ tính, độc đoán và thích thể hiện quyền uy.
Những cha mẹ độc đoán có tính cách bắt buộc người khác phải làm theo ý của mình. Ví dụ như sẽ yêu cầu con “Con phải nhận được điểm A các môn”. Điều đó có nghĩa là vị cha mẹ đó không cần biết lực học của con như thế nào, con có muốn hay không nhưng vẫn phải làm theo điều mà cha mẹ mong muốn.
Cha mẹ độc đoán có thể khiến con cảm thấy áp lực nặng nề trong mọi công việc, từ đó khó đạt được thành công
7. Cha mẹ thích sử dụng điện thoại di động khi có con bên cạnh
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Translational Psychiatry cho thấy rằng cha mẹ bị phân tâm bởi các thiết bị công nghệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con cái họ.
Ảnh minh họa.
Và một nghiên cứu trường Đại học bang Pennsylvania năm 2015 thừa nhận rằng việc sử dụng điện thoại thông minh "đặt ra một mối nguy hiểm thực sự đối với phúc lợi và phát triển của trẻ em."
8. Lạnh nhạt với con
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi bậc cha mẹ thường xuyên thể hiện sự yêu thương, dành tình cảm và trò chuyện với con sẽ góp phần làm gia tăng những hành vi ứng xử mẫu mực của đứa trẻ. Ngược lại nếu đứa trẻ không nhận được tình cảm từ cha mẹ, không nhận được lời khen ngợi thường xuyên có thể dẫn tới chứng lo âu và cảm giác không được an toàn.
Đó là lý do vì sao những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm trong cuộc sống thường ít thành công sau này.
9. Thường xuyên sử dụng đòn roi để xử phạt
Đánh đòn không phải là cách tốt nhất để trừng phạt một đứa trẻ. Càng sử dụng đòn roi càng khiến đứa trẻ thể hiện sự hiếu động, hung hăng và hành vi chống đối.
Trong một nghiên cứu năm 2000, các nhà nghiên cứu biết được rằng các em học sinh có vấn đề về hành vi thô bạo thường bị cha mẹ xử phạt bằng đòn roi trước đó.
Và trong năm 2016, dựa trên 50 năm nghiên cứu về 160.000 trẻ em, một trường đại học Texas tại Austin phân tích và khẳng định rằng, đánh đòn gắn liền với các vấn đề sức khỏe tâm thần và những khó khăn về nhận thức ở trẻ nhỏ.
Theo Eva
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm