Hotline 1900 7169

Biểu đồ bánh xe giúp bố mẹ giải quyết mọi tranh chấp của trẻ một cách ôn hòa

Nó đưa ra những giải pháp hoàn hảo giúp trẻ học cách giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn mà không rơi nước mắt hay phải động tay động chân.
Trẻ con khóc lóc, tranh chấp, cãi vã khi chơi với nhau là chuyện xảy ra như cơm bữa. Chúng ta không thể nào ngăn cản, cấm đoán trẻ tranh luận, bất đồng quan điểm hay “chiến đấu” với nhau.
Tuy nhiên, trách nhiệm của cha mẹ trong tình huống này là giúp trẻ giải quyết những xung đột đó một cách hòa bình và êm đẹp. “Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng thiết yếu mà cha mẹ cần phải dạy cho con của mình”, Tiến sĩ Michele Borba – một nhà tâm lý học người Mỹ, một nhà diễn giả nổi tiếng thế giới đồng thời là tác giả của 24 cuốn sách được dịch sang 14 ngôn ngữ khác nhau - đã đưa ra nhận định như vậy.
Học kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ trở thành một người độc lập, khôn khéo, thông minh, và có khả năng đối phó với các vấn đề phức tạp trong cuộc sống sau này.
"Điều quan trọng là con bạn không chỉ học cách giải quyết vấn đề, mà còn phải học cách làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề một cách điềm tĩnh nhất, ổn thỏa nhất để tất cả mọi người đều cảm thấy là mình đã thắng. Đó được gọi là phương pháp "win-win", là cách tốt nhất để giảm đối kháng và khôi phục lại tình bạn", Tiến sĩ Borba chia sẻ. "Học kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp con bạn trở thành một người độc lập, khôn khéo và thông minh, có khả năng đối phó với các vấn đề phức tạp trong cuộc sống sau này".
Cô cũng đưa ra lời khuyên dành cho cha mẹ: “Nếu trẻ nóng tính, dễ “bốc hỏa” thì việc đầu tiên bạn cần làm là dạy cho trẻ cách giữ bình tĩnh. Hãy nói cho trẻ biết rằng không ai có thể giải quyết vấn đề với tâm trạng khó chịu, tức giận hay thất vọng. Và khi trẻ đã bình tĩnh hơn thì bạn hãy để trẻ có cơ hội được nói về lý do vì sao trẻ lại khó chịu. Hãy dạy trẻ cách thở: hít sâu và thở ra, giữ im lặng để suy nghĩ, và nếu trẻ không bận việc gì thì nên để trẻ một mình trong phòng để trẻ bình tâm trở lại”.
Theo Kendra Moyses, giảng viên khoa gia đình và trẻ em thuộc Đại học Michigan (Mỹ) thì bước đầu tiên này là để giúp trẻ xác định và nhận ra những cảm xúc tiêu cực khi chúng ùa đến. Bên cạnh đó, cha mẹ nên dạy trẻ gọi tên chính xác các cảm xúc như: buồn, vui, hạnh phúc, tức giận, bực mình… Đây là phương pháp để trẻ biết xác định được cảm xúc của mình là gì, và một khi các cảm xúc đã được kiểm soát, thì trẻ sẽ hiểu phải làm thế nào để có thể giải quyết cuộc xung đột của mình.
Tiến sĩ Borba cũng gợi ý đến cha mẹ một biểu đồ mang tên“bánh xe giải quyết vấn đề”. Đây là biểu đồ có thể giúp cha mẹ một phần trong việc hướng dẫn trẻ gỡ rối những tranh chấp, mâu thuẫn đang xảy ra.
"Bánh xe giải quyết vấn đề" là một biểu đồ giải pháp để cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lý những tình huống xung đột đang diễn ra mà không cần phải "động tay động chân" với tâm thế ai cũng là người chiến thắng.
- “Oản tù tì” là cách đơn giản mà trẻ có thể giải quyết bất đồng bằng cách thay phiên nhau chơi.
- Nếu vấn đề nhỏ và không để lại hậu quả gì thì “Bỏ qua ”, “Mặc kệ và bỏ đi" hoặc "Đi chơi trò chơi khác” là những lựa chọn hoàn hảo.
- “Đừng làm thế!” là cách giải quyết được áp dụng khi trẻ bị anh chị em, bạn bè chọc tức hoặc phá bĩnh.
- “Nói ra những bất đồng” hoặc truyền tải thông điệp: “Anh/chị/em/tớ cảm thấy…” là lựa chọn dành cho các trẻ lớn đã có kỹ năng giao tiếp, biết diễn đạt cũng như biết cách chia sẻ cảm xúc với người khác.
- Còn trong trường hợp lỗi thuộc về trẻ thì việc xin lỗi và “bày tỏ lòng hối hận, mong được tha thứ” là việc làm hết sức cần thiết. Trẻ cần phải dũng cảm nhận lỗi của mình.
“Cha mẹ hãy dựa vào những tình huống cụ thể từ trong thực tế để giúp con mình giải quyết các vấn đề cho đến khi chúng có thể tự tin làm điều đó một mình”, Tiến sĩ Borba nói.”Tốt nhất thì cha mẹ nên dạy trẻ cách giải quyết xung đột với chính cảm xúc và bản thân của trẻ trước. Rồi sau đó mới dạy trẻ giải quyết vấn đề đang phát sinh”.
Theo Afamily
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm