Hotline 1900 7169

Con hư: Tìm nguyên nhân từ bố mẹ

Bạn có tin vào câu "Con hư tại mẹ"? Trên thực tế, cách giáo dục con có vai trò quyết định đối với hành vi và thái độ của bé. Việc bố mẹ mắc phải các sai lầm dưới đây sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực đến tính cách của bé
Những hành vi mà bạn vẫn kết luận là “con hư” lại thường đến từ chính bố mẹ
Khi con hay làm phiền bố mẹ
Bạn đang bận rộn soạn thảo bản báo cáo hay kế hoạch năm và con cứ liên tục chạy ra chạy vào, không ngừng gọi “bố/mẹ ơi”? Đừng vội đưa ra những lời như “con hư quá, trật tự cho mẹ làm nào”. Phần lớn những trường hợp bé làm phiền bố mẹ là do muốn được quan tâm nhiều hơn nữa. Hoặc cũng có thể ngược lại, bạn quá quan tâm bảo bọc con khiến bé lúc nào cũng không thể thiếu mẹ. Để tránh tình trạng này, bạn cần phải cân bằng cả hai khía cạnh gần gũi thân thiết con và đặt ra những giới hạn nhất định. Một trong những mẹo hữu ích khi  nuôi dạy con là luôn thông báo trước với bé rằng bạn sắp sửa làm gì: “mình sẽ cùng chơi trong 5 phút nữa nhé”, “mình sẽ đi tắm trong 10 phút nữa nhé”, “mẹ sẽ bận một lúc, con tự lấy đồ chơi ra chơi nhé”…
Khi con nói dối
Bạn có tự hỏi điều gì khiến bé sợ đến nỗi không dám nói thật? Còn gì khác ngoài chính cách la mắng và cách phạt con có phần quá đà của chính bố mẹ. Nếu điều này thường xuyên xảy ra, bé sẽ thấy rằng nói dối là cách tốt để bảo vệ bản thân mình. Thay vì phạt con hay thất vọng vì con hư, bạn nên cố gắng bình tĩnh trò chuyện cùng bé, cho bé thấy sự thông cảm và hiểu được phải dũng cảm đối mặt với lỗi sai của mình, cho bé thấy bạn sẵn lòng ủng hộ và giúp con sửa lỗi.
Khi con thích nhõng nhẽo, ỷ lại
Bạn có thường xuyên đưa ra ý kiến của mình mỗi khi con phạm lỗi nào đó, chẳng hạn như làm đổ nước hay bể chén ăn cơm? Không phải lúc nào đưa ra lời khuyên con nên làm thế này, con nên làm thế kia cũng tốt. Một việc khác cũng quan trọng không kém, đó là khuyến khích bé. Bố mẹ cần truyền cho bé một tinh thần tự tin rằng con sẽ tự làm được mọi việc mà không cần đến bố mẹ giúp đỡ.
Bé hay trốn tránh trách nhiệm
Trường hợp này cũng tương tự như khi bé hay nói dối. Bạn đã từng lớn tiếng la mắng con? Bạn đã từng phê bình bé trước chốn đông người? Hãy thay đổi thói quen]xấu này của bố mẹ trước, bởi đôi khi bạn đã làm tổn thương lòng tự trọng của con. Những vấn đề như hình phạt hay sửa chữa lỗi lầm nên được tiến hành riêng tư để cả bạn và bé có thật nhiều thời gian để chỉ ra lỗi sai và cách tránh những lần lặp lại.
Bé tham lam đồ dùng của người khác
Bạn cứ liên tục mua sắm đồ cho con, khiến bé nghĩ rằng thứ gì mình muốn thì mình đều có thể có. Kết quả cuối cùng, bé sẽ tự tiện dùng đồ của người khác vì cho rằng mình muốn thì mọi người sẽ cho. Hãy tập cho con biết chọn lựa và chỉ nên sắm gì đó cho bé khi nó thực sự quan trọng.
Bé hay đố kỵ
Trẻ con là tấm gương phản chiếu hoàn hảo hình ảnh của người lớn. Nếu bạn thấy rằng con hay ghen ghét, ganh tỵ với bạn bè, đó là bởi chính bản thân bố mẹ hay những  người lớn trong nhà thích so sánh, ganh đua với người khác. Đặc biệt, thói quen đem con mình so sánh với con của bạn bè, hàng xóm rất dễ kích thích tính ganh tỵ của bé. Nếu bạn đang phạm phải sai lầm này thì hãy sửa chữa ngay nhé. So sánh không làm cho con của bạn tốt lên đâu!
Bé hở chút là cáu giận
Con trẻ rất cần được khen ngợi. Khi bé hay cáu kỉnh, đó có thể là do bé chưa được khen ngợi đủ. Thói quen hay chê con còn kém cỏi, không bao giờ nói tốt về con, đem những chuyện con phạm lỗi hoặc những sai lầm hài hước của con kể trước mặt người ngoài có thể sẽ  khiến cho bé thấy mình không được tôn trọng đúng mức, khiến bé hay cáu giận với bố mẹ.
Bé không tôn trọng cảm giác của người khác
Bạn hay bị mắng vốn vì con hư, hay giành đồ chơi, đánh, cắn hay la hét bạn bè? Đó là bởi bé chưa học được cách lắng nghe những cảm nhận của người khác và tôn trọng cảm nhận ấy. Xuất phát từ bố mẹ, bạn hãy thôi thói quen ra lệnh mà nên chú ý hơn đến cảm xúc của con. Bằng cách này, bố mẹ sẽ làm gương cho con tôn trọng cảm giác của người khác.
Theo Marrybaby
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm