Hotline 1900 7169

Giáo dục giới tính cho trẻ: 2 bài học "vỡ lòng" mẹ không được quên!

Tùy theo độ tuổi cũng như khả năng nhận thức, những bài học giáo dục giới tính cho trẻ cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có 2 quy tắc quan trọng mẹ nào cũng nên biết để dạy con từ sớm
Không đơn thuần chỉ dạy con về cơ quan sinh dục, giáo dục giới tính còn là bài học về cách bảo vệ bản thân, cách sống đúng giới tính và tôn trọng người khác. Với tình trạng lạm dụng tình dục đang ngày càng phổ biến như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên giáo dục giới tính cho trẻ càng sớm càng tốt.
Giáo dục giới tính cho trẻ là cách cha mẹ bảo vệ con khỏi lạm dụng tình dục
Tùy theo độ tuổi và sự nhận thức của trẻ, mẹ nên tìm cách giải thích đơn giản nhất để trẻ có thể hiểu đúng vấn đề. Không cần giải thích tất cả cùng một lúc, vì mỗi một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ có hứng thú nhất định về vấn đề giới tính. Dù mẹ dạy con điều gì, muốn bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục, mẹ chắc chắn không thể không dạy con 2 quy tắc quan trọng sau đây.
1/ Quy tắc quần lót (Pants rule)
Đây là quy tắc được Hiệp hội Quốc gia Phòng chống bạo hành trẻ em (NSPCC, Anh quốc) đưa ra vào năm 2014 nhằm tuyên truyền cho mọi người trên thế giới biết phải làm gì để phòng chống nạn lạm dụng tình dục trẻ em.
P – Private‬ (Riêng tư)
Dạy con biết rằng không ai có quyền nhìn hay chạm vào vùng kín của con, trừ ba mẹ hoặc những người được ba mẹ cho phép như bác sĩ, y tá. Nếu là bác sĩ, người đó cần phải mặc đồng phục và trong giờ làm việc. Hơn nữa, họ cũng phải giải thích kỹ càng cho con việc chạm vào vùng kín để làm gì, cũng như phải có sự đồng ý của con trước khi hành động.
A – ‪Always‬ remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con)
Dạy con rằng cơ thể con thuộc về con, và không ai có quyền làm điều gì với cơ thể làm con khó chịu. Nếu ai đó cố tình, con cần biết nói “Không”. Ba mẹ cũng nên dạy trẻ cách tự vệ nếu ai đó làm trẻ không thoải mái như: hét lên hoặc cắn mạnh, chạy đến nơi đông người nhờ trợ giúp.
N – ‪‎No‬ means no (Không là không)
Kiên quyết nói không với những đụng chạm cơ thể làm con không thích, bất kể đó là ai. Thậm chí cả người thân quen. Dạy con biết rằng một đứa trẻ ngoan, biết nghe lời không phải lúc nào cũng đồng ý với mọi đề nghị người lớn đưa ra. Khi không thích hoặc thấy băn khoăn với lời đề nghị nào đó, con có thể nói “Không”, và sau đó về hỏi ba mẹ.
T – ‪‎Talk‬ (Nói về những bí mật làm con buồn)
Dạy trẻ biết về sự khác biệt giữa bí mật “tốt” và xấu:
– Bí mật “tốt” có thể là món quà hay bữa tiệc bất ngờ.
– Bí mật “xấu” sẽ là những điều làm con buồn, khó chịu.
Câu nói kiểu như “Đây là bí mật riêng của hai chú cháu mình” của những kẻ lạm dụng có thể làm trẻ lo lắng, sợ hãi và không dám kể cho ba mẹ. Với những kiểu “bí mật” như vậy, dạy trẻ biết rằng mình cần nói ngay với ba mẹ.
S – ‪‎Speak‬ up (Lên tiếng)
Cuối cùng, mẹ cần dạy trẻ biết bất cứ khi nào cảm thấy buồn hay lo lắng, bé có thể nói với người bé tin tưởng nhất. Không nhất thiết phải là ba mẹ. Có thể là chị em gái, hoặc giáo viên của bé…
2/ Quy tắc bàn tay
Đầu tiên, mẹ giới thiệu cho bé về bàn tay 5 ngón, đồng thời dạy trẻ về 5 vòng tròn giao tiếp tương ứng với từng ngón tay. Quy tắc áp dụng như sau:
5 ngón trên bàn tay sẽ giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ quy tắc khi giao tiếp với người khác
– Tâm vòng tròn: Chỉ dành cho những người ruột thịt trong gia đình như ông bà, ba mẹ, anh chị em ruột. Đây là những người được vòng tay ôm hôn, bế ẵm, tắm cho trẻ khi trẻ chưa tự vệ sinh thân thể được…
– Vòng tròn tiếp theo dành cho họ hàng, bạn bè, thầy cô giáo: Được phép nắm tay, vuốt tóc, xoa đầu…
– Vòng tròn thứ 3 dành cho người quen như hàng xóm, bạn ba mẹ. Với những người này, bé có thể bắt tay, chào hỏi hoặc nói chuyện.
– Vòng tròn thứ 4 chỉ những người lạ, bé chỉ cần vẫy tay chào.
– Vòng tròn ngoài cùng, vòng thứ 5 dùng để chỉ những người làm bé cảm thấy bất an, lo lắng. Với những người này, bé có thể xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy.
Ngoài 2 bài học “vỡ lòng” về giáo dục giới tính trên, ba mẹ cũng nên dạy con nhận biết nguy cơ cũng như cách phòng tránh bị xâm hại. Chẳng hạn, dạy con không lên xe của người lạ, dù họ cho bánh hoặc đồ chơi đẹp. Dạy con không bước vào nhà bất cứ ai, nếu chưa có sự đồng ý của cha mẹ, hoặc dạy con không mở cửa hoặc cho người khác vào nhà nếu đang ở một mình…
Theo Marrybaby
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm