Hotline 1900 7169

Những nguyên tắc dạy con về tiền bạc

Cho trẻ một số tiền nhất định thay vì cho khi trẻ đòi, nói với trẻ về những gì bạn kiếm được, cho trẻ biết rằng cuộc sống có nhiều điều thú vị hơn là những đồng tiền… là những nguyên tắc bố mẹ nên dạy con về tiền bạc.
Khi bạn tiêu tiền, trẻ nhìn thấy
Khi đi mua sắm bạn nên nói cho trẻ biết lựa chọn và quyết định của mình
Vì vậy, khi dẫn trẻ đi mua sắm, bạn hãy nói lựa chọn của mình để trẻ nhận thấy làm thế nào để bạn đưa ra quyết định về những gì được và nên mua, những gì không. Điều này sẽ giúp cho trẻ nhận thức một cách rõ ràng rằng, bạn không mua tất cả mọi thứ mà bạn muốn, thay vào đó, bạn làm gì để có đủ khả năng mua chúng.
Cung cấp cho trẻ một mức tiền nhất định
Cung cấp cho trẻ một mức tiền nhất định, chứ không phải là bạn đưa một cách ngẫu nhiên khi trẻ đòi. Điều này cho phép trẻ học cách để quản lý ngân sách của mình sớm. Dần dần, bạn giúp trẻ nhận ra rằng không quan trọng giá trị tiền bạc mà quan trọng là bạn có thể làm được và có được gì từ nó.
Hãy cẩn thận khi đưa tiền cho trẻ mỗi khi bé làm việc nhà
Đừng cho tiền trẻ khi trẻ giúp bạn làm việc nhà như vậy sẽ tạo ra thói quen xấu
Hãy cẩn thận khi đưa tiền cho trẻ mỗi khi trẻ làm việc nhà, vì như vậy sẽ đưa đến nguy cơ trẻ sẽ xin tiền khi bạn muốn yêu cầu trẻ làm bất cứ việc gì. Các nhà tâm lý học xã hội thấy rằng cha mẹ có thu nhập trung bình thích việc cho tiền trẻ để làm việc nhà hơn là những gia đình nghèo. Nhưng hãy cẩn thận vì trẻ sẽ nghĩ rằng việc làm giúp đỡ bố mẹ của mình cần được trả bằng tiền mặt. Cần phải cho trẻ thấy rằng làm một việc tốt cho người khác mang đến nhiều hạnh phúc hơn so với việc kiếm một vài đồng từ nó.
Khuyến khích trẻ tiết kiệm tiền mặc dù điều này khó khăn
Trẻ em ít có khái niệm về giữ gìn cho tương lai, trẻ sống và quan tâm đến thời điểm hiện tại. Vì vậy, nhắc nhở trẻ tiết kiệm tiền nhưng đừng ngạc nhiên khi bạn thấy điều này khó khăn đối với trẻ.
Khuyến khích trẻ học môn toán học
Khuyến khích trẻ học toán để tiết kiệm tiền tốt hơn
Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy trẻ em không giỏi toán có thể sẽ lo lắng nhiều hơn về tiền bạc, trong khi đó những đứa trẻ giỏi tính toán có khả năng tiết kiệm được tiền và đóng góp nhiều hơn để làm từ thiện.
Hãy nói với trẻ tiền từ đâu đến
Đồng tiền được vận hành một cách phức tạp, do đó, không có điều gì ngạc nhiên rằng trẻ, cũng giống như nhiều người trong chúng ta, không hiểu nó. Các nhà tâm lý học thấy rằng, ở độ tuổi từ 4-5, trẻ em có xu hướng cho rằng tất  cả mọi người đều có tiền, tiền này được cung cấp bởi các ngân hàng hoặc những người bán hàng. Cho nên hãy nói với trẻ  lý do tại sao các ngân hàng trả tiền cho bạn và làm thế nào bạn kiếm được nó.
Nói cho trẻ biết việc tiêu tiền vào những trải nghiệm mang lại hạnh phúc hơn là mua sắm thứ gì đó
Hãy nói với trẻ dành tiền để có những trải nghiệm thú vị hơn là mua món đồ gì đó
Bạn có thể  giải thích điều này cho những đứa trẻ của bạn bằng ví dụ: thay vì mua một chiếc ti vi mới, bạn có thể dành tiền để tổ chức một chuyến đi đáng nhớ cho gia đình, như vậy sẽ vui vẻ hơn.
Hãy nói về tài chính gia đình và những gì bạn có thể và không thể mua được
Điều này sẽ giúp cho trẻ hiểu rằng, nguồn tài chính của gia đình không phải lúc nào cũng dồi dào, và việc chi tiêu luôn có những giới hạn nhất định.
Khi trẻ lớn lên, cố gắng nhấn mạnh rằng cuộc sống còn nhiều điều thú vị hơn là tiền bạc
Hãy nói cho trẻ biết cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp hơn là đồng tiền
Từ năm 1971, các nhà nghiên cứu ở Mỹ hỏi những sinh viên mới về động lực thúc đẩy họ theo học đại học. Theo thời gian, nhiều sinh viên đã trả lời: kiếm tiền là lý do chính. Điều này khiến con người có một cuộc sống gắn với công việc tạo ra tiền, chứ không phải lựa chọn công việc mà mình thích, giúp phát triển khả năng bản thân, làm mình hạnh phúc. Trong khi những "bằng chứng" thực tiễn về hạnh phúc cho thấy rằng tiền bạc không phải là tất cả mọi thứ.
Theo Trần Nga (Nguồn: Theguardian)
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm