Hotline 1900 7169

Thay vì bắt con nói "Xin lỗi!", cha mẹ thông thái sẽ làm như thế này

Không lớn tiếng và ép buộc con phải nói lời xin lỗi ngay lập tức trong mọi tình huống, dưới đây mới là 4 việc bố mẹ cần làm để con tự nhận ra sai lầm và sửa chữa.
Dường như rất nhiều cha mẹ đang gặp phải một sai lầm nghiêm trọng trong việc dạy trẻ học cách nói lời xin lỗi. Họ thường yêu cầu bé xin lỗi khi bé thật sự không muốn, hoặc không biết mình sai điểm nào. Rất nhiều phụ huynh lớn tiếng với bé khi bé mắc sai lầm rằng: “Xin lỗi ngay”. Khi bé nói câu “Con xin lỗi” một cách máy móc, họ lại yêu cầu: “Tỏ ra thành thật vào.” Điều đó có nghĩa họ đang dạy bé trở thành một kẻ nói dối thiên tài.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bậc cha mẹ ép bé nói xin lỗi. Dĩ nhiên cha mẹ thì luôn muốn bé nhận thức được sai lầm của mình để sửa đổi, nhưng có nhiều trường hợp, phụ huynh đơn giản chỉ muốn giữ thể diện khi có người khác xung quanh. Làm sao ta có thể khiến bé cảm thấy hối hận thật sự khi không tạo cho bé một không gian để bé suy ngẫm về việc làm của mình. Ép bé xin lỗi thể hiện rằng phụ huynh không quan tâm đến chuyện gì đã xảy ra, vì sao bé hành động như thế, mà chỉ đơn giản, ai khóc to hơn thì đối phương sẽ phải nói lời xin lỗi.
Vậy thay vào đó, chúng ta nên làm gì? Có rất nhiều cách để xử lý tình huống bé mắc lỗi không chỉ giúp bé nhận thức được sai lầm của mình mà còn dạy bé dũng cảm nói lời xin lỗi, sẵn sàng đối mặt với những khuyết điểm của bản thân. Thay vì lớn tiếng và bắt bé nói một lời xin lỗi xáo rỗng, bạn hãy thử từng bước sau đây.
1. Bắt đầu bằng việc hỏi nguyên nhân
Không nhất thiết trong mọi tình huống xích mích của bé và bạn khác đều có một thủ phạm và một nạn nhân. Hãy cho cả hai bé thời gian và không gian để bình tĩnh tường thuật lại sự việc, nói lên hoàn cảnh của mình. Khi đó bạn sẽ nhận ra có khi lời xin lỗi phải đến từ cả hai phía. Bạn chỉ cần từ tốn hỏi một câu: “Có chuyện gì vậy?” hoặc “Sao con lại làm vậy?”.
2. Giúp bé hiểu hậu quả của việc làm
Nếu bé là người có lỗi, hãy giúp bé nhận thức được hậu quả sau lời nói hoặc việc làm của mình. Ví dụ như: “Con có thấy khuôn mặt của bạn ấy không? Giờ bạn ấy trông thế nào? Con nghĩ bạn ấy sẽ cảm thấy ra sao khi bị đối xử như vậy?”.
3. Giải quyết vấn đề
Nếu bé thực sự có lỗi, bạn nên tìm một phương thức để giải quyết sự bất mãn của bé. Thực tế chứng minh, bé sẽ làm nhiều điều tốt hơn khi tâm trạng của bé tốt. Đây cũng là cơ hội để bạn giúp bé xây dựng kỹ năng sống mới để bé có thể xử lý những tình huống tương tự trong tương lai một các lành mạnh và tích cực hơn.
4. Trở thành tấm gương cho bé
Bản thân các bậc phụ huynh phải là hình mẫu tiêu biểu cho sự đồng cảm và công bằng. Cách tốt nhất để dạy bé thông cảm với người khác là thông cảm với bé. Hành động của bạn luôn thể hiện nhiều hơn lời nói. Không chỉ bé mà ngay cả phụ huynh cũng có khi mắc sai lầm, và đó là một phần trong quá trình trưởng thành của mỗi con người, không phải một điều đáng hổ thẹn. Khi bạn mắc sai lầm, muốn sửa chữa sai lầm đó, trước tiên bạn phải nói lời xin lỗi.
Vì vậy, hãy thật bình tĩnh và giành thời gian giao tiếp với bé, dạy dỗ bé. Những điều đơn giản này sẽ khiến con bạn trở thành một người trung thực, chân thành và dũng cảm.
Theo Afamily
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm