Hotline 1900 7169

Trẻ nhút nhát ở mức độ nào thì bố mẹ cần lo ngại?

Những biểu hiện nhút nhát thường thấy ở trẻ nhỏ như níu chặt lấy bố mẹ, không dám tiếp xúc với người khác, thường chỉ chơi một mình sẽ trở nên đáng lo ngại khi...


Tính nhút nhát ở trẻ - khi nào đáng lo, khi nào không?
Rất nhiều phụ huynh vẫn còn nhớ cảnh đứa con bé bỏng níu chặt lấy chân mình hay núp sau lưng, dè dặt không dám nói chuyện với người lạ. Nhưng khi nào tính nhút nhát của con trẻ không còn là một phần tự nhiên trong quá trình trưởng thành và bắt đầu khiến bạn để tâm lo lắng? Heidi Gazelle, giảng viên cao cấp tại khoa Tâm lý học Phát triển, Đại học Melbourne, đã đưa ra những lý giải cụ thể về cách thức cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn để điều chỉnh tính nhút nhát ở bé trong trường hợp biểu hiện nhút nhát kéo dài.

Trẻ nhút nhát với bạn bè cùng trang lứa nên được chú ý hơn khi trẻ bộc lộ tính nhút nhát với người lớn. Bởi theo lẽ thường, trẻ luôn lo ngại người lớn, đặc biệt là nam giới hơn so với bạn bè cùng tuổi. Cha mẹ cũng nên đặc biệt chú ý nếu thấy trong một nhóm trẻ, con mình thường tách ra chơi một mình.


Cha mẹ cũng nên đặc biệt chú ý nếu thấy trong một nhóm trẻ, con mình thường tách ra chơi một mình.


Ngược lại, những trường hợp không đáng lo là khi bé biểu hiện nhút nhát một cách tạm thời. Theo đó, một số trẻ tỏ ra chậm hơn so với trẻ khác trong việc khởi động cuộc trò chuyện hay sự tương tác với người xung quanh nhưng sau đó đã gạt bỏ ngượng ngùng ban đầu và trở nên dạn dĩ, cởi mở hơn. Bên cạnh đó, có những bé trút bỏ được tính nhút nhát khi bước vào cấp 1.


Khi trẻ tham gia vào quá trình tương tác với trẻ khác, chúng học được các kỹ năng nền tảng như cách thấu hiểu cảm nhận và quan điểm của người khác. Trẻ cũng học được cách luân phiên chơi và trò chuyện, thương lượng một hoạt động chung cùng đem lại niềm vui thích cho cả nhóm, đáp lại những đề nghị thân thiện, thể hiện quan điểm cá nhân theo cách chấp nhận được với người khác. Những trẻ tham gia rất ít vào các tương tác xã hội này so với bạn cùng tuổi khác sẽ bỏ lỡ các trải nghiệm học tập quan trọng. Kết quả là, hiểu biết xã hội, kỹ năng xã hội và sự tự nhận thức về bản thân kém trưởng thành hơn.


Tính nhút nhát và việc kết bạn
Nhút nhát ngay cả với những người quen biết là biểu hiện đáng lo ngại ở bé. Cha mẹ nên thực sự chú trọng tìm hiểu và tìm ra giải pháp nếu thấy con mình nhút nhát với nhóm trẻ cùng tuổi mà bé gặp gỡ thường xuyên như tại nhà trẻ hay lớp học. Tình trạng này có thể cho thấy, bé đang lo lắng về cách những trẻ khác đối xử với mình hoặc bé lo sợ không biết mình có được bạn bè yêu quý, có được chấp nhận hay không.


Một đứa trẻ nhút nhát bị bạn bè đối xử tệ đáng lo ngại hơn bé nhút nhát nhưng vẫn được bạn bè đối xử tốt. Do nhút nhát, bé dễ có nguy cơ bị tẩy chay hoặc bị biến thành nạn thân và thường xuyên gặp khó khăn trong việc kết bạn. Trên thực tế, bị tẩy chay và biến thành nạn nhân có thể huỷ hoại sức khoẻ tinh thần, cảm xúc và bản ngã của trẻ, đặc biệt khi tình trạng này kéo dài triền miên.


Tính nhút nhát có xu hướng biểu hiện đồng đều ở cả bé trai và bé gái, đôi khi bé trai nhút nhát gặp nhiều khó khăn và rắc rối hơn so với bé gái. Nguyên do có thể vì nó vi phạm quan niệm thông thường là con trai phải mạnh mẽ, dạn dĩ và tự tin. Tuy nhiên, điều quan trọng các phụ huynh cần ghi nhớ là cả bé trai và bé gái đều phải đối mặt với nguy cơ bị bạn bè xa lánh và bắt nạt.


Cha mẹ có thể làm gì?
Trẻ cần sự trợ giúp từ người lớn để ngăn chặn việc bị bạn bè tẩy chay hoặc biến chúng thành nạn nhân của những trò đùa, trò gây hại. Khi cha mẹ biết con mình rơi vào tình cảnh này, họ nên lập tức liên hệ với ban giám hiệu nhà trường để tìm hiểu cụ thể sự việc.


Tính nhút nhát nên được chú ý điều chỉnh nếu nó tác động xấu tới lịch trình hay các hoạt động của gia đình và đứa trẻ hoặc nếu trẻ thường xuất hiện với vẻ ngoài đau khổ hay than vãn vì chuyện chẳng có ai chơi cùng mình.


Ví dụ, nếu tính nhút nhát ngăn cản con bạn tham gia vào tiệc sinh nhật bạn bè hay khiến gia đình bạn phải từ chối những cuộc thăm thú người thân, hãy tìm một chuyên gia tâm lý để giúp con. Cũng có thể tìm các chương trình trên mạng nhằm giúp phụ huynh và con trẻ xử lý chứng nhút nhát của trẻ.


Cha mẹ cũng có thể làm nhiều điều để con bớt nhút nhát như sắp xếp những cuộc hẹn chơi với trẻ khác, giúp con tham gia một nhóm hoạt động nào đó, trò chuyện với con về bạn bè của con...


Nếu bé buồn chán vì một rắc rối nào đó với một người bạn, cha mẹ có thể động viên trẻ cố gắng tìm cách xử lý vấn đề theo cách bảo toàn được tình bạn thay vì chấm dứt nó. Bên cạnh đó, hãy khích lệ trẻ chăm sóc những mối quan hệ đang có.


Theo Tri Thức Trẻ

 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm