5 lầm tưởng về giấc ngủ của trẻ sơ sinh bố mẹ nào cũng mắc phải

Giấc ngủ giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết chăm sóc giấc ngủ cho con đúng cách.
Lầm tưởng 1: Không bao giờ đánh thức một em bé sơ sinh đang ngủ
Lầm tưởng này đã hiểu lầm tầm quan trọng của thời gian biểu và lịch trình trong quá trình huấn luyện ngủ. Các chuyên gia về giấc ngủ lưu ý rằng, giống như bất cứ lịch trình nào mà bạn đang theo, bạn cần phải xem xét cả thời điểm khởi đầu và thời điểm kết thúc.
“Đừng chỉ tập trung vào giờ đi ngủ”, y tá khoa nhi thuộc Trung tâm giấc ngủ Bệnh viện Nhi Boston, Jennifer Gingrasfield, khuyến nghị. “Bạn cũng nên tập trung vào thời điểm thức giấc của bé vào buổi sáng. Và không quên thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc giấc ngủ trưa”.
Nguyên do là phụ huynh có xu hướng cho phép trẻ ngủ nhiều hơn so với mức cần thiết. Một bé mới sinh nên ngủ nhiều nhất 20 tiếng trong khoảng thời gian 24 tiếng. Với trẻ 6 tháng, giới hạn ngủ tối đa là 13 tiếng. Trước khi trẻ 12 tháng, cần cắt giảm đi 30 phút, tổng cộng thành 12,5 giờ.
Một bé sơ sinh vượt quá tổng số giờ ngủ cần thiết nêu trên, mà không có thời gian thức đồng nhất, sẽ gây ra tình trạng lộn xộn. Điều này có nghĩa là lần tới, khi cha mẹ cố gắng đưa bé đi ngủ, họ sẽ gặp nhiều rắc rối hơn trong việc giúp con đi vào giấc ngủ hay duy trì giấc ngủ ngon.
Gingrasfield cụ thể hóa điều trên như sau: “Đúng vậy, đánh thức một em bé sơ sinh đang ngủ hoàn toàn không có vấn đề gì”.
Lầm tưởng 2: Hát ru giúp bé ngủ dễ hơn
Các bài hát ru có thể giúp trẻ đi vào giấc ngủ bằng cách tạo ra một nhịp điệu mơ màng, dìu dặt và nhấn chìm những tiếng ồn thuộc về môi trường quanh bé. Tuy nhiên, bất cứ sự ngừng lại giữa chừng hay thay đổi về âm nhạc nào cũng có thể khiến bé giật mình và tỉnh giấc. Ngoài ra, sự phụ thuộc vào các giai điệu thu sẵn đồng nghĩa với việc âm nhạc trở thành điều bắt buộc, kết cục là làm suy giảm khả năng của bé trong việc phát triển các kỹ năng cần để tự xoa dịu mình và quay trở lại giấc ngủ.
Nếu môi trường xung quanh thực sự ồn ào, tiếng ồn trắng là lựa chọn tốt hơn nhiều. Tiếng ồn trắng có tần số thấp, được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều loại âm thanh với tần số khác biệt, được dùng để che giấu các âm thanh khác.
Như vậy, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu cho phép trẻ ngủ trong âm thanh tự nhiên của ngôi nhà và sinh hoạt gia đình. Bằng cách đó, trẻ có thể làm quen với âm thanh nền tự nhiên của tiếng bát đĩa được rửa xong hay giọng nói lao xao của những người thân yêu. Việc này cho phép trẻ buồn ngủ một cách tự nhiên mà không ép buộc mọi người trong nhà phải dành ra cả giờ liền giữ im lặng.
Lầm tưởng 3: Có một phương pháp tốt nhất để rèn bé ngủ
Nhiều phụ huynh kiên trì theo đuổi 1 trong 6 phương phép rèn ngủ phổ biến cho trẻ, phần lớn được coi là những can thiệp về mặt hành vi. Nhưng các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về giấc ngủ của bé sơ sinh cũng như mạng xã hội liên tục tràn ngập than thở của các cha mẹ trong việc lựa chọn phương pháp rèn ngủ cho con.
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho rằng, can thiệp về mặt hành vi như phương pháp rèn ngủ cry it out không gây áp lực tâm lý hay tổn thương tới sự gắn bó giữa cha mẹ và đứa trẻ. Phần lớn các phương pháp luyện ngủ khác đều là biến thể dựa trên những chủ đề trên.
Phần quan trọng không phải là sự can thiệp về mặt hành vi mà là lựa chọn phương pháp rèn bé ngủ dựa trên lịch ngủ đều đặn và hợp lý với trẻ. Nếu giờ giấc đi ngủ không phù hợp với trẻ, dù chọn lựa phương pháp luyện ngủ nào, cha mẹ cũng sẽ chỉ chuốc lấy sự bực bội, khó chịu và thất bại đau đớn.
Lầm tưởng 4: Thiết bị giám sát đeo tay giúp ngăn chặn hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
Phụ huynh có thể mua bộ áo liền quần dành cho bé có kết nối Bluetooth, tất trẻ em và vòng đeo tay có chức năng đo nhịp tim, hơi thở và chuyển động. Dạng thiết bị công nghệ này đảm bảo sự sống còn của bé này thực ra chỉ là một ứng dụng. Thật tuyệt khi được khép lại nỗi lo lắng, sợ hãi thường trực “Liệu con tôi có đang thở không?” trong những tháng đầu đời bé. Nhưng các chuyên gia đã cảnh báo rằng, thiết bị công nghệ đeo tay không thể giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh và khiến cha mẹ tin rằng họ có thể tạo ra một cảm giác an toàn giả vô cùng nguy hiểm.
Không nên để trẻ sơ sinh ngủ trong tư thế nằm sấp (Ảnh minh họa).
Cách duy nhất để thực sự giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh là tuân theo chỉ dẫn của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ. Bao gồm việc để bé ngủ trong phòng cha mẹ (không phải trên giường) trong năm đầu tiên. Ngoài ra, hãy cung cấp cho bé không gian ngủ với tấm ga trải dưới cùng vừa khít, không thêm chăn ấm, gối hay thú bông. Cuối cùng, để trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa.
Nếu cha mẹ tuân theo những hướng dẫn cần, thực sự họ không cần phải nhờ cậy tới một thiết bị công nghệ đeo tay.
Lầm tưởng 5: Giấc ngủ ngắn là không cần thiết
Một số cha mẹ có xu hướng giảm bớt tầm quan trọng của giấc ngủ ngắn khi trẻ lớn lên.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi một bé chập chững biết đi chợp mắt, nó sẽ giúp giảm hormone stress và cho phép trẻ sạc pin cho cơ thể. Nếu loại bỏ giấc ngủ ngắn có thể khiến trẻ trở nên quá mệt mỏi, dẫn tới khó khăn trong việc ngủ vào buổi tối. Cha mẹ được khuyến khích nên tiếp tục dành cho con những giấc ngủ ngắn cho tới khi trẻ ít nhất 3 tuổi và thậm chí, cả sau đó nữa.
Cách dễ dàng nhất để chắc chắn một đứa trẻ có được giấc ngủ mà chúng cần là duy trì thời gian biểu nghiêm ngặt – vốn sẽ tiếp tục thể hiện tầm quan trọng của nó với giấc ngủ cho tới khi trẻ đi học. Nếu một đứa trẻ từ chối giấc ngủ ngắn của mình, cha mẹ được khuyến khích nên trao cho trẻ khoảng thời gian tĩnh lặng trong căn phòng mát và tối ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngay cả vào cuối tuần.
Theo Afamily

Có thể bạn muốn xem

Cha mẹ vất vả với “tuổi nói không” của con

Sau đây là 1 vài bí quyết giúp cha mẹ sẵn sàng “nói có”. Không...
Xem thêm

Dạy bé sử dụng nước thông minh

Dân số loài người hiện nay (chưa kể các sinh vật khác nữa) chắc hẳn...
Xem thêm

Trò chơi dạy con cách lắng nghe

Lắng nghe là một nghệ thuật đang dần bị mai một, không chỉ trẻ em...
Xem thêm

Mẹ nghỉ ngơi, bé chơi vui

Bọn trẻ con thật đáng yêu, nhưng nhiều khi bạn cũng kiệt sức vì phục...
Xem thêm
Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button