5 lỗi thường gặp khi phạt con

Mỗi bậc cha mẹ có cách phạt con riêng. Có người thì chỉ quát mắng con nhẹ nhàng, nhưng có người lại phạt con rất nặng khiến trẻ trở nên sợ hãi… đó là những lỗi phụ huynh thường vấp phải khi phạt con.


1. Nghĩ rằng một kiểu hình phạt là phù hợp
 
Sai lầm này chẳng có gì ngạc nhiên. Hình ảnh  đầu tiên mà chúng ta nghĩ tới khi tức giận là hình phạt. Nhưng một số trẻ có vẻ rất nghe lời khi bạn nói với chúng một cách nghiêm khắc, một vài trẻ lại tỏ ra chẳng tác động gì. Một số thì tỏ ra rất tiếp thu sau lần đầu nhưng nhiều trẻ thì lại tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần lỗi đó khiến bạn cáu kỉnh.
 
Do đó không phải là tính khí mà còn do độ tuổi và sự phát triển. Việc của một đứa trẻ chưa đến tuổi đi học là đẩy qua những giới hạn và làm những việc mà bạn đã bảo là không được làm. Còn việc của một đứa trẻ ở tuổi tiểu học là bắt đầu khẳng định sự độc lập của bé, theo những cách đôi khi rất khó chịu.
 
Trẻ ở tuổi nào thì cũng đều không thích nghe những bài thuyết giảng dài dòng của cha mẹ. Một đứa trẻ mẫu giáo cần có kỷ luật nhanh, trực tiếp và đơn giản. Một đứa trẻ tuổi tiểu học sẽ phản ứng tốt nhất với hình phạt là tách bé ra khỏi bạn bè đồng lứa. Hiểu rằng chúng đang ở độ tuổi nào trong quá trình trưởng thành là bí quyết để có thể lựa chọn cách thức phù hợp khi đưa ra các kỉ luật và tránh tuyệt vọng cho chính bạn.
 
2. Lạm dụng quá mức hình phạt
 
Chồng tôi hay phạt con  khi rơi vào tình trạng cảm xúc xấu mặc dù chúng không làm gì đáng để bị phạt cả. Anh ấy thường nói “các con phải ở trong phòng chiều nay” khi anh ấy có nhiều việc phải làm và không muốn bị quấy nhiễu bởi bọn trẻ.
 
Những kỷ luật và hình phạt phải nên phù hợp với lỗi mà chúng mắc phải chứ không phải tình trạng cảm xúc của bạn. Và nó cần là một điều gì đó khả thi và đặc biệt không ảnh hưởng đến người anh chị em không làm gì sai. Có người bạn đã dạy tôi một trò thú vị. Nếu một trong các con tôi làm việc gì như cư xử vô lễ với chị gái chẳng hạn, tôi nói: “Sẽ có hậu quả của cách cư xử của con”(câu này thực sự có tác dụng khi dùng ở nơi công cộng vì nó có thể khiến con bạn biết sợ và nghe theo thực sự nghiêm túc mà bạn vẫn có thể giữ được lịch sự). Nếu cách cư xử của con không thay đổi và tôi có thêm thời gian suy nghĩ. Tôi sẽ hỏi lại bé “Con nghĩ hậu quả của việc con đã làm là gì?” Sẽ thật tốt nếu trẻ tự nhận thức và nghĩ rằng bé cần xin lỗi hoặc nhận một hình phạt vì những gì bé đã làm chứ không nhất thiết chúng ta luôn là người phải đưa ra hình phạt.
 
3. Đưa ra hình phạt quá nhẹ nên bé không sợ
 
Bé Bi của tôi ném cát vào mọi người và trong lúc bận nói chuyện điện thoại, tôi chỉ nói một cách bực dọc rằng: “Con sẽ gặp rắc rối nếu không dừng việc đó lại”. Và Bi tiếp tục ném cát vì bé biết mẹ sẽ không làm gì cụ thể để bé dừng lại.
 
Để một hình phạt con có tác dụng, các ông bố bà mẹ cần đưa ra một kỉ luật mà con họ sẽ không lặp lại nữa. Ví dụ, lấy đi đồ chơi yêu thích của bé, bắt trẻ ở trong phòng hoặc không được xem tivi. Nói chung đều có tác dụng. Tất nhiên với mỗi gia đình và mỗi trẻ là khác nhau và bố mẹ cũng nên nghĩ về điều gì là hiệu quả nhất tùy theo tính cách và sở thích của con. Ví dụ, một đứa trẻ thích giao lưu bạn bè thì cấm túc sẽ có tác dụng, còn một đứa trẻ yêu thích truyền hình thì không xem tivi sẽ khiến bé phải chú tâm và sửa đổi.
 
4. Thiếu kiên định
 
Khi bạn nói “không” với một điều gì đó như “không ném cát nữa”, bạn phải tiếp tục nói không hoặc có những phản ứng gay gắt hơn. Nếu thỉnh thoảng bạn lại nhượng bộ “Thôi được con có thể nghịch nếu không bị dính cát vào mắt”, đứa trẻ sẽ cảm thấy rối và nhanh chóng hiểu thực tế rằng chúng có quyền chơi như vậy.
 
Chúng ta đều không muốn nói “không” với mọi thứ các con thích nên hãy lựa chọn và quyết định điều gì là thực sự cần thiết cấm đoán.
 
Trong gia đình, tôi có thể nhượng bộ sự lộn xộn nhưng không chấp nhận sự vô lễ, nói dối và bất cứ điều gì có tính chất bạo lực. Khi bạn đã quyết định được các quy định hãy lập ra một cách rõ ràng, thống nhất để bọn trẻ biết. Một ví dụ khác của sự nhượng bộ là nếu phạt bé không được xem tivi trong 2 ngày nhưng sau đó lại nhượng bộ vào bữa tối vì không muốn bé bỏ ăn. Làm như vậy, bé sẽ nhanh chóng hiểu ra rằng có cơ hội tốt để bé không bị phạt và sẽ không sửa đổi lần sau.

 

Bé sẽ cảm thấy tủi thân nếu bị cha mẹ quát mắng thường xuyên
(Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet)

 

5. Luôn tập trung vào điều tiêu cực
 
Tôi thực sự nhận ra mối quan hệ cha mẹ – con cái khó khăn là vì đôi khi, trước những sai lầm của các con, tất cả những gì chúng ta làm là quở trách chúng và không ngừng nhắc lại những lỗi đó. Đừng bỏ qua những lúc con bạn biết cư xử tốt. Nếu bé biết mượn đồ của anh/ chị một cách tử tế, bé nên được khen.
 
Một cách khác để phòng trước cách cư xử không tốt của trẻ, ví dụ trước khi vào siêu thị, thay vì nói câu: “nếu con không cư xử tốt, mẹ sẽ tức giận và không mua gì cho con” thì hãy nói “ chúng ta phải đi siêu thị mua rất nhiều đồ và mẹ cần sự giúp đỡ. Nếu các con giúp mẹ và cư xử tốt, thì trên đường về chúng ta sẽ cùng đi ăn kem, được chứ?” hãy nghĩ xem, con bạn thích cách nói nào hơn?
 
Theo Thế giới Phụ nữ

Có thể bạn muốn xem

Cha mẹ vất vả với “tuổi nói không” của con

Sau đây là 1 vài bí quyết giúp cha mẹ sẵn sàng “nói có”. Không...
View more

Dạy bé sử dụng nước thông minh

Dân số loài người hiện nay (chưa kể các sinh vật khác nữa) chắc hẳn...
View more

Trò chơi dạy con cách lắng nghe

Lắng nghe là một nghệ thuật đang dần bị mai một, không chỉ trẻ em...
View more

Mẹ nghỉ ngơi, bé chơi vui

Bọn trẻ con thật đáng yêu, nhưng nhiều khi bạn cũng kiệt sức vì phục...
View more