Bí mật trong cuộc sống online của trẻ

Một báo cảo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ (AAP) cho thấy những gì bọn trẻ thực sự làm khi lên mạng và không phải tất cả đều xấu. Nếu biết cách, cha mẹ vẫn có thể bảo vệ con mình khi online hay tham gia các trang xã hội. 


 

 

 Facebook, Twitter, Shelfari, Moshi Monsters, Club Penguin, SIMS… các trò chơi trực tuyến và trang mạng xã hội ngày càng phát triển. Cùng với xu hướng đi lên của nó là các báo động về tình trạng hăm dọa trên mạng, sex, các hình thức quấy rối trực tuyến. Phương tiện truyền thông xã hội ngày càng tham gia nhiều vào cuộc sống của trẻ em, thường bắt đầu khi chúng chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì. Điều này đã thôi thúc Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) thực hiện một báo cáo lâm sàng để nâng cao nhận thức của cha mẹ về các trang web mà con cái họ đang truy cập và hoạt động trên đó.

“Thế giới kỹ thuật số phát triển không ngừng và cha mẹ phải học để khám phá”, thạc sĩ Kathleen Clarke-Pearson, một trợ giảng nhi khoa tại Đại học Y khoa Bắc Carolina ở Chapel Hill và là đồng tác giả của báo cáo cho biết. Năm 2011, các bé 9-12 tuổi trên toàn cầu dành nhiều thời gian tham gia mạng xã hội hơn là đến nhà một người bạn hoặc tới trung tâm mua sắm. Facebook và các trang web khác có giới hạn độ tuổi – về mặt kỹ thuật không ai dưới 13 tuổi được lập một tài khoản riêng. Tuy nhiên 30% phụ huynh thừa nhận trên Parenting.com rằng họ theo dõi con cái bằng cách truy nhập các trang mạng. Xu hướng này vẫn tiếp tục phát triển. Theo AAP, hơn một nửa thanh thiếu niên vào các trang xã hội nhiều hơn một lần trong ngày, và 75% các em có điện thoại di động, chủ yếu dùng để nhắn tin và chat.

Do ảnh hưởng mạnh của thế giới trực tuyến, những trẻ dành rất thời gian online có thể mắc nguy cơ “trầm cảm Facebook”. Trẻ tuổi teen phát triển có nghĩa là ngày càng tách rời cha mẹ và được các bạn đồng trang lứa thừa nhận. Các trang mạng xã hội cho phép trẻ làm được cả hai điều này. Nếu xảy ra việc tẩy chay hay quấy rối trực tuyến, chẳng hạn như bị “từ chối kết bạn” có thể dẫn trẻ đến triệu chứng trầm cảm. Liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu bạn nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau: buồn bã, lo lắng, bi quan, khó tập trung, thường xuyên nghỉ học, mất ngủ, ăn không ngon và dễ cáu gắt.

 


 

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có nhiều lợi ích cho trẻ em. Bên cạnh việc tăng cường kết nối với bạn bè và gia đình, mạng xã hội khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động phục vụ cộng đồng, hợp tác với các bạn cùng lớp trong các dự án nhóm, chia sẻ các thành tựu âm nhạc và nghệ thuật, giao tiếp với các huấn luyện viên và các đồng đội trong đội thể thao… Ngoài ra, theo Clarke-Pearson, thế giới trực tuyến mang lại lợi ích cho những đứa trẻ không hoàn toàn phù hợp với trường học, nó có thể giúp trẻ nổi tiếng và phát triển các kỹ năng xã hội độc đáo.

Trẻ em sẽ đi sai đường trên internet như thế nào? Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè và cũng dễ bốc đồng, chúng dễ dàng comment một bài không phù hợp mà không suy nghĩ. Điều này giống như ném đá và gây tổn thương tới đối tượng bị nhắc tới. Một số gia đình cũng bị “số hóa” đến mức thời gian mọi người ở bên nhau cũng như các bữa ăn bị thay đổi. Liên lạc với một người khi họ không hiện diện là rất tốt, tuy nhiên khi nhắn tin trở thành phương thức giao tiếp chủ yếu, ngôn ngữ cơ thể hoặc các biểu cảm trên khuôn mặt sẽ không có cơ hội xuất hiện.

Cha mẹ nên tương tác với con trẻ qua Internet để đảm bảo những yếu tố tiêu cực không xảy ra khi con bạn online.

Dưới đây là những gợi ý giúp bé sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và các trang web trò chơi một cách có ích:

 


 

Kết bạn với con: Bạn hãy tạo một hồ sơ cá nhân và kết bạn với con mình, trở thành một phần trong cuộc sống trực tuyến của con. Bé có thể đòi hỏi bạn không được post bài lên tường nhà bé khiến bé xấu hổ với bạn bè, điều đó không thành vấn đề. Chỉ cần bạn có được một cửa sổ đề nhìn vào thế giới của con.

Gương mẫu: Nếu bạn liên tục online trên di động hoặc máy tính, bé cũng muốn được như thế. Giới hạn thời gian sử dụng Internet của bạn có thể giúp con bạn cân bằng trong việc online của bé.

Tắt nguồn: Nhấn mạnh rằng các bữa ăn gia đình là cần thiết và thiết lập một thời gian đi ngủ hợp lý. Trẻ em cần phải ngủ đủ giấc, không thể nửa đêm vẫn còn online.

Trò chuyện cùng con: Không cần một chương trình “bảo mẫu trên net” để bạn có thể cập nhật các hoạt động của trẻ. Thay vào đó, bạn hãy hỏi thời gian gần đây bé đã nhắn tin hoặc chat với ai. Bạn có thể chia sẻ một số kinh nghiệm trên các trang mạng xã hội của mình với bé (đổi lại, bé cũng nói ra các vấn đề của mình).

Giữ máy tính ở vị trí trung tâm trong nhà: Như phòng chung của gia đình, nhà bếp… để bạn có thể kiểm tra các trang web bé đã truy cập và thời gian lướt web của bé.

Khôn ngoan: Không đưa những lời khuyên thâm thúy, những chuyện ngồi lê đôi mách hoặc đăng bất kỳ những gì không đúng sự thật có thể gây hại hoặc khiến người khác xấu hổ. Nhắc nhở con trên Internet và các phương tiện kỹ thuật truyền thông, không có gì là riêng tư thực sự. Mỗi email, văn bản hoặc hình ảnh đều để lại một dấu vết mà những ông chủ công ty, bạn bè, đồng nghiệp trong tương lai đều có thể truy cập được.


Theo Vnexpress/Parenting

Có thể bạn muốn xem

Cha mẹ vất vả với “tuổi nói không” của con

Sau đây là 1 vài bí quyết giúp cha mẹ sẵn sàng “nói có”. Không...
Xem thêm

Dạy bé sử dụng nước thông minh

Dân số loài người hiện nay (chưa kể các sinh vật khác nữa) chắc hẳn...
Xem thêm

Trò chơi dạy con cách lắng nghe

Lắng nghe là một nghệ thuật đang dần bị mai một, không chỉ trẻ em...
Xem thêm

Mẹ nghỉ ngơi, bé chơi vui

Bọn trẻ con thật đáng yêu, nhưng nhiều khi bạn cũng kiệt sức vì phục...
Xem thêm
Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button