Cách bế trẻ đúng chuẩn vừa thoải mái cho bé, mẹ không hề mỏi tay
Bế con đúng cách không những đảm bảo sự an toàn cho bé, tạo điều kiện cho sự hoàn thiện, phát triển cơ thể mà còn giúp gắn kết sợi dây tình cảm của hai mẹ con.
Cách bế đứng
Bước 1 : Hãy bình tĩnh trước khi bế bé
Nếu bạn đang khó chịu hoặc stress, con sẽ cảm nhận ra được điều đó. Hãy hít thở và tự tin, mặc dù việc bế bé lần đầu tiên có thể làm nhiều người lo lắng, e sợ. Hãy nhớ rằng, cơ thể bé không mỏng manh như chúng ta nghĩ.
Bước 2 : Đỡ đầu của bé
Mẹ hãy nhẹ nhàng đỡ ở phần gáy của bé bằng một bàn tay, còn bàn tay kia đỡ vào mông của bé. Đầu là bộ phận nặng nhất trên cơ thể của trẻ sơ sinh, vì vậy mẹ cần đỡ đầu và cổ bé cẩn thận.
Bước 3 : Tiếp xúc ngực khi ôm con
Hãy áp em bé sát vào ngực của bạn để con có thể tựa đầu vào ngực mẹ. Trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi nghe được nhịp tim của bạn. Hãy nâng đỡ hầu hết cơ thể của bé bằng tay phải, còn bàn tay trái thì nâng đỡ đầu và cổ bé. Mẹ nên để em bé nghiêng đầu sang một bên để thở dễ dàng hơn.
Bước 4 : Chơi đùa với bé
Bế và ôm ấp bé giúp gắn kết mẹ với con. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để mẹ hát, đọc sách, chơi đùa với bé. Mẹ cần chuyển tay sau một thời gian để không bị mỏi. Sau khi chuyển tay, bạn nên nhớ luôn giữ một tay dưới đầu của em bé.
Mỗi bé thường có sở thích riêng, hãy lắng nghe để biết được thời điểm bé cảm thấy thỏa mái nhất. Nếu bé khóc hoặc càu nhàu, hãy đổi sang một tư thế bế khác.
Các cách bế khác
Bế ngửa :
– Bế bé lên bằng cách trượt một tay dưới cổ và đầu bé, tay kia bạn để dưới mông và hông con.
– Dùng một tay bạn áp con vào ngực của bạn để nâng đỡ bé nhiều hơn.
– Còn tay kia đỡ mông, và chân của bé.
– Áp sát con vào cơ thể bạn và nhẹ nhàng đung đưa nếu bạn muốn.
Mặt đối mặt với con
– Đặt một tay sau đầu và cổ của bé.
– Đặt bàn tay kia dưới mông của bé.
– Đưa em bé ra trước mặt bạn, ngay dưới ngực.
– Hãy vui vẻ, tươi cười và trò chuyện với con.
Bế sấp
– Đặt đầu và ngực con trên cẳng tay của bạn.
– Hãy để đầu em bé nghiêng ra ngoài trên cánh tay bạn.
– Xoa lưng, vuốt ve em bé bằng cánh tay kia.
– Giữ đầu và cổ bé luôn được nâng đỡ.
Bế ngửa với tay đỡ đầu
– Bạn có thể bế bé theo tư thế này khi bạn đang đứng hoặc đang ngồi.
– Đặt một bàn tay giữ dưới đầu và cổ của bé.
– Tay kia bạn đỡ mông và căng chân của con.
– Bế bé áp sát vào ngực hoặc eo của bạn.
– Bạn có thể đỡ đầu và cổ, còn bàn tay kia có thể cho bé ăn.
Bế ngồi
– Khi bé đã cứng cổ, bé rất tò mò và muốn khám phá những thứ xung quanh.
– Mẹ nên tựa lưng con vào ngực mẹ để đầu của bé được nâng đỡ.
– Đặt một cánh tay dưới mông con.
– Đặt cánh tay kia trên ngực của con.
– Hãy chắc chắn rằng đầu của em bé luôn tựa vào ngực của mẹ.
– Nếu bạn ngồi xuống, bạn có thể đặt bé vào lòng mà không cần đặt tay đỡ ở dưới mông bé.
Bế bên hông
Khi em bé của bạn lớn hơn một chút, khoảng 4-6 tháng, cổ bé đã cứng cáp và không cần nâng đỡ nữa. Vào thời điểm này, bạn đã có thể bế bé bên hông.
– Đặt em bé áp vào hông của bạn để hướng mặt ra bên ngoài giúp dễ thở hơn.
– Dùng cánh tay của bạn giữ dọc sống lưng để nâng đỡ chân và lưng của bé.
– Bạn có thể đặt bàn tay kia để đỡ dưới chân, lưng, mông của bé hoặc bất cứ nơi nào bé cần nâng đỡ thêm. Bạn cũng có thể sử dụng bàn tay này để cho bé ăn hoặc múa hát cho bé cười.
-Tư thế bế này rất phổ biến và thuận tiện, đặc biệt khi bạn phải làm thêm những việc khác khi bế con.
Theo Emdep