Chế độ dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi: Những điều mẹ chưa biết!
Không mất nhiều thời gian chế biến món ăn riêng cho bé, tại thời điểm này, mẹ đã có thể “xây dựng” chế độ dinh dưỡng cho bé dựa trên thực đơn chung. Tuy nhiên, thay vì chú trọng về lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng trong từng món mới là điều mẹ cần quan tâm
Dinh dưỡng cho bé vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng thay vì tập trung vào số lượng thực phẩm trong từng bữa, mẹ nên lưu ý lượng chất dinh dưỡng bé cưng có thể hấp thụ. Ngoài ra, mẹ cũng nên tập cho bé thưởng thức các món ăn ngon, bổ dưỡng, từ đó tạo thói quen ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ giúp bé có sức khỏe tốt, đủ sức đề kháng chống lại nhiều bệnh tật sau này.
Thay vì biến bữa ăn thành một “cuộc chiến”, mẹ nên để bé cưng thoải mái tận hưởng niềm vui trong từng bữa ăn
Nhu cầu dinh dưỡng của bé
Bé cần ăn bao nhiêu phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ hoạt động trong ngày. Hầu hết các bé từ 1 tuổi cần 1.000-1.400 calo/ngày, tương đương khoảng 1/4 khẩu phần người lớn. Thế nên, mẹ không cần tính chính xác lượng calo, chỉ cần ước lượng để điều chỉnh khẩu phần phù hợp cho bé là được.
Để phục vụ cho sự phát triển của trẻ, bữa ăn của bé không thể thiếu 5 nhóm sau:
Ngũ cốc: Trẻ dưới 2 tuổi cần khoảng 85 gram ngũ cốc/ ngày. Trong khi đó, bé từ 3 tuổi cần 113 – 140 gram ngũ cốc/ ngày.
Rau xanh: 220 gram/ ngày cho bé dưới 2 tuổi và 330 gram/ ngày cho bé từ 3 tuổi.
Trái cây: 220 gram/ ngày cho bé dưới 2 tuổi và 330 gram/ ngày cho bé từ 3 tuổi.
Sữa: Khoảng 400-500 ml sữa/ ngày
Protein: 56 gram/ ngày với trẻ dưới 2 tuổi và 85-113 gram/ ngày đối với bé 3 tuổi trở lên
Lưu ý về dinh dưỡng cho bé
Từ 12-24 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống sữa nguyên chất để đảm bảo cho sự phát triển của não bộ. Bé có dấu hiệu thừa cân béo phì hoặc gia đình có tiền sử thừa cân béo phì nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Có thể chọn sữa ít béo hơn (hàm lượng chất béo giảm khoảng 2%). Bé 2 tuổi không có vấn đề sức khỏe có thể uống sữa ít béo hoặc không béo.
Trẻ không thích uống sữa có thể tăng cường bổ sung canxi từ những nguồn khác như đậu nành, nước trái cây giàu canxi, các loại ngũ cốc, đậu khô nấu chín và các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, cải thìa, cải xoăn.
Mỗi ngày bé cần bổ sung khoảng 7mg chất sắt. Các bé từ 12 tháng tuổi trở lên có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm tăng cường bổ sung sắt hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần uống bổ sung sắt.
Để bé chọn lựa thực phẩm
Đứa trẻ nào cũng thích thú khi được đến nơi đông người, nhộn nhịp, được khám phá các loại thực phẩm tươi sống. Mẹ hãy kích thích trí tò mò của bé, hỏi trẻ thích ăn món gì… Bé sẽ và để trẻ Trẻ sẽ rất hào hứng khi được tự chọn lấy thực phẩm, trái cây, rau củ bắt mắt và chắc chắn sẽ vui vẻ tận hưởng những gì mình đã chọn.
Đừng quá lo lắng về chất béo
Để tăng trưởng và phát triển bình thường, nhóc tỳ nhà bạn cần nhận một nửa lượng calo từ chất béo thông qua chế độ ăn uống. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng thực tế bé cưng chỉ ăn 1.000 calo một ngày thôi mẹ nhé! Không cần mẹ phải quá lo lắng về cân nặng của bé. Chỉ khi bé đến 2 tuổi, mẹ nên giảm từ từ lượng chất béo trong chế độ ăn uống cho đến khi nó ít hơn khoảng 1/3 lượng calo hàng ngày.
Cắt nhỏ thức ăn
Ngay cả với một đứa trẻ lên 4 tuổi, việc nhai thức ăn cũng chưa thực sự tốt. Vì vậy, mẹ nên chia phần ăn của bé thành những miếng vừa ăn. Nếu cho bé ăn rau củ, mẹ nên nấu mềm và băm rau củ để bé ăn dễ dàng hơn. Các loại thực phẩm có thể gây nghẹt thở bao gồm đậu phộng, nho, cà chua, cà rốt, bí ngô và hạt hướng dương, bơ đậu phộng, cần tây và quả anh đào còn hột. Đặc biệt lưu ý, mẹ nhé!
Hãy linh hoạt
Không có gì bất thường nếu con bạn đột ngột không thích ăn món khoái khẩu nữa. Bé có thể muốn ăn cùng một bữa trưa trong nhiều ngày rồi đột nhiên không muốn ăn nữa. Việc này dễ làm mẹ nổi cáu. Tuy nhiên, thay vì nổi giận với bé, mẹ nên có sẵn các lựa chọn lành mạnh để thay thế. Khi cho bé ăn món mới, chỉ nên cho bé thử một ít và ăn kèm với các thực phẩm quen thuộc. Me cũng đừng quá đừng khăng khăng ép buộc bé phải ăn hết cả khẩu phần ăn mới khi bé chưa ăn bao giờ. Kiên trì giới thiệu món mới cho bé trong những lần sau. Để một đứa trẻ tập làm quen hoặc trở nên thích một món nào đó, có thể cần ít nhất 10 lần. Vì vậy, nếu thất bại lần đầu, mẹ có thể “phục thù” ở những lần tiếp theo.
Nấu ăn cùng bé
Nấu ăn cùng bé là cách tốt để làm tăng hứng thú, để bé cảm thấy thích và hào hứng với bữa ăn của mình. Cảm giác hưng phấn chờ đợi được thưởng thức thành quả sẽ kích thích bé ngon miệng hơn bao giờ hết. Giao cho bé công việc phù hợp với độ tuổi như rửa rau, thêm và khuấy các thành phần, xé nhỏ rau.
Có nên cho bé bỏ bữa?
Thay vì để bé ăn nhiều một lúc, mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trung bình khoảng 5-6 bữa/ ngày bao gồm ba bữa chính và hai hoặc ba bữa phụ. Sẽ không quá nghiêm trọng nếu bé lỡ bỏ qua 1 bữa ăn trong ngày. Ở độ tuổi này, bé cưng đã có thể tự nhận biết dấu hiệu đói, no của cơ thể. Bé có thể không cảm thấy đói lúc này nhưng sẽ ăn bù vào bữa kế tiếp. Tuy nhiên, mẹ nên tránh không để tình trạng này lặp lại nhiều lần. Tránh cho bé ăn vặt, uống sữa hay nước ép trước bữa chính. Bé sẽ đầy bụng và giảm cảm giác thèm ăn khi món chính thực sự “lên sàn”.
Theo Marrybaby