Cho trẻ chơi đóng vai để kích thích trí tưởng tượng

Các trò chơi phân vai theo chủ đề giúp bé tưởng tượng ra nhiều nhân vật, ví như chơi trò cưỡi ngựa, trẻ nghĩ mình là một kỵ sĩ, tay cầm roi thúc ngựa…

Cha mẹ nên cho bé gái đóng vai công chúa, đội vương miện trên đầu.

 

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, ở độ tuổi mẫu giáo, trí tưởng tượng của trẻ phát triển rất mạnh mẽ, thể hiện trong trò chơi, bức vẽ, những câu chuyện “bịa” của bé. Vì thế, cha mẹ nên tác động để kích thích trí tưởng tượng của bé qua các trò chơi phân vai theo chủ đề, giúp bé liên tưởng đến nhiều nhân vật đặc sắc. Chẳng hạn vào vai công chúa, bé gái mặc áo đầm đẹp, đội vương miện trên đầu. Với các cậu bé thì cho đóng vai hoàng tử, kỵ sĩ cưỡi ngựa, bác sĩ, kỹ sư, lính cứu hỏa…

Trí tưởng tượng của trẻ ở giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo mang tính tái tạo và gắn liền với hoàn cảnh đang tri giác. Chơi trò cưỡi ngựa, trẻ cưỡi lên một cây gậy và tưởng tượng mình là một kỵ sĩ, tay cầm roi quất vào mông con ngựa. Trái lại trẻ sẽ không thể tưởng tượng ra hành động cưỡi ngựa khi không dùng gậy để thay thế con ngựa, và cũng không thể xem cái gậy thành con ngựa khi không hành động giống như đang ngồi trên lưng ngựa thật.

 

Trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo chủ yếu là không chủ định. Những gì khiến trẻ xúc động mạnh sẽ trở thành đối tượng của tưởng tượng. Do ảnh hưởng của trò chơi, trẻ thích “sáng tác” những câu chuyện cổ tích. Nhiều trẻ “sáng tác” mà chưa biết truyện của mình sẽ nói về cái gì.

Dần dần lớn lên, trẻ sẽ hình thành trí tưởng tượng có chủ định trong quá trình phát triển các dạng hoạt động sáng tạo (khi vẽ tranh, nặn tượng, thiết kế thời trang và kể chuyện). Tưởng tượng của trẻ từ chỗ không chủ định (bên ngoài) tiến dần đến chỗ nhập tâm (tưởng tượng bên trong). Khi tham gia trò chơi, từ chỗ hành động với vật thật, vật thay thế, dần dần trẻ sẽ hình thành khả năng hành động với vật không có trên thực tế (gọi là hành động trong tưởng tượng).

Lưu ý khi cho trẻ chơi trò đóng vai:

– Các nhân vật được chọn nên là người tốt, không khuyến khích trẻ đóng vai cướp biển, tên trộm hay một kẻ xấu nào đó.

– Trò chơi nên phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức, đặc biệt là giới tính của trẻ. Chẳng hạn: trẻ gái nên cho đóng vai công chúa, nàng Bạch Tuyết, Lọ Lem; Còn trẻ trai nên cho làm hoàng tử, nhà vua; Lục Vân Tiên…

– Khi cùng chơi với trẻ, cha mẹ cũng phải nhập vai một nhân vật khác để đối thoại sẽ giúp trẻ cảm thấy hòa đồng, vui vẻ.

– Các dụng cụ được dùng cần đảm bảo không gây thương tích cho trẻ, không làm bằng hóa chất độc hại, không có đầu nhọn.
 

Thi Trân
Theo VnExpress

Có thể bạn muốn xem

Cha mẹ vất vả với “tuổi nói không” của con

Sau đây là 1 vài bí quyết giúp cha mẹ sẵn sàng “nói có”. Không...
Xem thêm

Dạy bé sử dụng nước thông minh

Dân số loài người hiện nay (chưa kể các sinh vật khác nữa) chắc hẳn...
Xem thêm

Trò chơi dạy con cách lắng nghe

Lắng nghe là một nghệ thuật đang dần bị mai một, không chỉ trẻ em...
Xem thêm

Mẹ nghỉ ngơi, bé chơi vui

Bọn trẻ con thật đáng yêu, nhưng nhiều khi bạn cũng kiệt sức vì phục...
Xem thêm
Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button