Đừng nghĩ ở nhà là an toàn, bé có thể gặp phải 3 tai nạn này ở bất cứ đâu
Trẻ nhỏ chưa thể nhận thức hết được các nguy hiểm tiềm ẩn trong ngay chính căn nhà mình, mẹ hãy nên lưu ý để con luôn được an toàn.
Hóc dị vật, hóc vật nhỏ
Hóc dị vật. hóc những vật có kích thước nhỏ là một trong những tai nạn phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi chơi cùng những món đồ be bé xinh xinh, bé có thể dễ dàng “tiện tay” đưa chúng vào miệng khi mẹ không để ý, nhất là những món đồ chơi có hình thù ngộ nghĩnh giống đồ ăn thực.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh để con tự “khám phá” phá những loại hạt ngũ cốc nhỏ, hạt hướng dương, hạt đậu… vì chúng cũng rất dễ khiến con bị hóc.
Khi cho trẻ ăn hay cho con chơi dù ở nhà hay ở ngoài đường, cha mẹ cũng nên để ý thường xuyên quan sát và nhắc nhở con, sau nhiều lần, bé sẽ quen dần với lời nhắc của cha mẹ. Vì nếu trường hợp hóc dị vật lớn, khó lấy ra có thể nguy kịch tới tính mạng trẻ.
Bỏng
Chỉ một chút lơ là của cha mẹ, trẻ có thể dễ dàng bị bỏng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, ngoại hình của trẻ, thậm chí là tính mạng con nếu bỏng nặng.
Trẻ nhỏ chưa thể nhận thức hết được những nguy hiểm xung quanh, trẻ có thể bị bỏng nước sôi, nước canh, bỏng do chạm vào nồi cơm khi mẹ nấu, phích nước, bàn là… hay bất kì vật nào có nhiệt độ cao trong nhà. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ tránh xa nhà bếp, nơi đun nấu.
Dù bé chưa thể hiểu hết sự nguy hiểm đó, nhưng mẹ vẫn nên nhắc bé, nhiều lần được nhắc nhỏ bé sẽ dần hiểu ra và biết tránh xa những đồ vật nguy hiểm.
Giật điện
Ngoài việc bị bỏng nước nóng thì giật điện cũng là tai nạn khá phổ biến mà trẻ rất dễ gặp phải nếu mẹ không chú ý tới con. Nguyên nhân một phần do trẻ quá hiếu động mà mẹ làm việc gì đó giây lát mà lơ là, ít chú ý tới trẻ.
Chỉ một chút đường dây điện bị hở, cha mẹ sơ ý chưa sửa chữa và trẻ nghịch vào thì sẽ bị điện giật ngay lập tức. Thậm chí, trẻ cũng có thể bị giật nhẹ nếu nghịch điện thoại khi mẹ đang sạc.
Tốt nhất khi chơi cùng trẻ, mẹ nên cho con ngồi tránh xa những ổ điện quanh nhà, nói cho bé nghe ổ điện rất nguy hiểm cho con, tạo cho con thói quen tự bảo vệ mình. Cha mẹ cũng có thể sử dụng bộ nắp che ổ điện khi gia đình có trẻ nhỏ, để giữ an toàn nhất cho con trong mọi trường hợp.
Đừng nghĩ rằng cứ giữ chặt con trong nhà thì bé sẽ được an toàn. Dù ở bất cứ đâu, hiểm họa vẫn luôn rình rập nếu con không được trông coi và dạy kĩ càng.
Hãy nói, phân tích tác hại của rủi ro về những đồ vật, đồ chơi xung quanh để con hiểu, cũng để mọi người trong gia đình cũng đề cao cảnh giác và phần nào giúp bé tránh xa những nơi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho con.
Theo Eva