Mách mẹ cách xử lý nhanh khi trẻ sốt cao co giật
Sốt cao co giật là hiện tượng hay xảy ra với trẻ nhỏ, điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ động kinh sau này. Khi thấy trẻ sốt cao co giật, mẹ cần xử lý nhanh để tránh những di chứng nguy hiểm về sau.
Co giật do sốt cao là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Trẻ sốt cao co giật có thể do bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc do vi-rút, chẳng hạn như khi trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm não, viêm màng não… Hoặc có thể trẻ sốt cao co giật sau khi một số chích ngừa.
Sốt cao co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe bé cưng
Dấu hiệu của trẻ sốt cao co giật
– Khi nhiệt độ cơ thể của bé từ 39,2 độ C là lúc khiến cơ thể của bé bị co giật.
-Trẻ sốt cao, trán và người nóng ran, nhưng chân tay lại lạnh toát và trắng bạch.
-Trẻ sốt cao, má và mặt đỏ nhưng môi thì tím ngắt.
-Trẻ sốt cao nhưng không hạ được nhiệt độ, cứ 3-4h, bé lại sốt một lần.
Biểu hiện của trẻ sốt cao co giật
– Trẻ co giật từng hồi, hai chân và hai tay giật lên từng đợt.
-Trẻ thường cắt chặt môi, hàm răng nghiến chặt khiến cho môi bị bật máu. Kèm theo đó là chân tay của bé run rẩy, rùng mình, rung chân tay.
-Ngoài ra, có một số trẻ lại lập bập môi, môi run lên và không thể nói tròn tiếng.
Cách xử lý trẻ sốt cao co giật
– Cởi bỏ hết quần áo cho trẻ hoặc nới rộng quần áo, lau mát cơ thể bằng khăn ấm, lau khắp người cho trẻ, đặc biệt là ở những vùng nách, bẹn và trán. Lau đi lau lại nhiều lần cho đến khi trẻ hết co giật thì thôi.
– Cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt, và nhớ là uống liều chỉ định, theo mg/kg cân nặng. Trường hợp trẻ bị co giật không uống được thuốc thì nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt bằng đường hậu môn. Trẻ em dưới 2 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg.
– Nếu trẻ co giật, mẹ có thể đặt khăn xô vào miệng trẻ. Tuy nhiên, mẹ nhớ chỉ nhét một khúc nhỏ và không được để quá lâu, bởi sẽ làm trẻ không thở được.
– Ngay khi trẻ hết cơn co giật, cha mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng về một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa nhằm tránh dịch hậu môn vào phổi có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của con.
– Khi trẻ đã ổn định, mẹ nên cho trẻ đến trạm y tế gần nhất để điều trị nhằm tránh những cơn co giật tái phát nguy hiểm.
Cách phòng tránh co giật do sốt cao
Co giật do sốt cao ở trẻ là hiện tượng thương hay bị tái phát, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ vì vậy, cần phải có cách phòng ngừa ngay từ đầu.
– Khi trẻ mới bắt đầu sốt cần cho trẻ đi khám để cho cách điều trị ngay từ đầu.
– Cho trẻ uống nhiều nước và bù nước nhiều hơn. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ tích cực bú mẹ.
– Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo nhẹ, mỏng. Tuyệt đối không được ủ kín trẻ.
– Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ để kiểm tra.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi nhiệt độ cơ thể là 38,5 độ C, đồng thời làm mát cơ thể của trẻ bằng cách lau người cho trẻ bằng nước ấm.
Sau khi trẻ hạ sốt, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân gây sốt co giật, đồng thời tìm cách phòng tránh cơn co giật tái phát. Tuyệt đối không vắt chanh vào miệng trẻ, bởi nguy cơ trẻ bị sặc, nghẹn do hạt chanh, tép chanh khi đang co giật rất cao. Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng chanh xoa khắp người trẻ hay cho tay vào chặn miệng trong lúc bé đang co giật.
Trẻ bị sốt cao có giật có ảnh hưởng đến não?
Khi trẻ bị co giật có nguy cơ bị thiếu ôxy lên não. Co giật kéo dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến não. Hơn nữa, ngay thời điểm trẻ bị co giật cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như cắn lưỡi, đập đầu vào vật cứng gây chấn thương… Trong một số trường hợp trẻ co giật nửa người có thể phát triển thành liệt cứng và động kinh cục bộ vận động.
Những cơn co giật ngắn sẽ ít gây ảnh hưởng đến thần kinh của bé hơn. Vì vậy, ngay khi bé sốt cao, mẹ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ ngay để đề phòng co giật.
Theo Marrybaby