Mách mẹ những việc phải làm khi bé bị ốm

Không phải lúc nào bé bị ôm mẹ cũng phải “hộc tốc” đưa bé đến bệnh viện.

Với những chị em lần đầu làm mẹ, cảm giác sợ hãi và căng thẳng mỗi lần con nóng sốt là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu nhanh ý một chút, các mẹ sẽ nắm được quy luật trong việc ốm đau của trẻ, từ đó các mẹ sẽ biết mình cần phải làm gì khi con ốm. Nếu bạn vẫn chưa tự tin vào khả năng làm “bác sỹ riêng” cho bé của mình, hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé:

Khi bé bị sốt

Đa phần trẻ có thể bị sốt ngay từ khi mới sinh cho đến lúc trưởng thành, các mẹ không cần quá lo lắng về bệnh này. Theo các nhà khoa học, không có gì đáng lo ngại khi trẻ bị sốt vì các emzym chống lại hiện tượng nhiễm trùng sẽ hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ cao. Bé có thể bị sốt khi bị viêm tai, cảm lạnh, cảm cúm hoặc phản ứng với các loại vaccine tiêm vào cơ thể bé…

Việc mẹ nên làm: 

– Nếu bé sốt dưới 38 độ C, mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần cho trẻ mắc quần áo thoáng mát, tắm bé với nước ấm và cho bé uống nhiều nước hơn để nhanh hạ sốt. 

Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện: 

– Nếu em bé của bạn vẫn là trẻ sơ sinh (từ 2 tháng trở xuống) thì cần đưa bé đi khám ngay khi bé sốt, kể cả chỉ dưới 38 độ C.

– Khi bé đã ngoài 2 tháng tuổi, nếu trẻ sốt trên 39 độ C, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay.

– Trường hợp thứ 3 mẹ cũng cần đưa bé đến bệnh viện ngay là khi bé sốt kéo dài hơn 3 ngày. Ở trường hợp này, kể cả khi bé chỉ sốt dưới 38 độ C mẹ cũng nên cho con đi khám ngay.

Khi trẻ bị cảm lạnh

Đa phần trẻ nhỏ sẽ bị cảm lạnh từ 6 đến 8 lần trong 1 năm, chủ yếu vào mùa thu và mùa đông. Khi bé bị cảm lạnh bé sẽ bị ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, hắt hơi, ho và có thể bị sốt nhẹ hoặc nặng… Các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 đến 3 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 5 ngày sau đó sẽ giảm dần và hết hẳn.

Việc mẹ nên làm: 

– Cho bé uống thuốc để giảm triệu chứng ho và sốt.

– Mẹ nên chạy máy tạo độ ẩm trong phòng để tránh tình trạng khô và nghẹt mũi của bé.

– Mẹ nên cho bé gối đầu cao hơn để bé dễ thở khi bị nghẹt mũi.

– Nếu bé lười bú mẹ hoặc ti bình, hãy bổ sung thêm nước điện giải để bé nhanh hồi phục.

 Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện:

– Nếu bé nhà bạn đang là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi hoặc tuy bé lớn hơn nhưng sốt cao trên 39 độ C.

Khi bé bị cảm cúm

Virus gây cảm cúm rất dễ lây lan và ghé thăm bé yêu của bạn, chính vì vậy, mẹ đừng quên học cách “đối phó” với lũ “tiểu yêu” này. Bé nhà bạn đã bị cảm cúm nếu bỗng nhiên bé cáu kỉnh, lười ăn, lười chơi, sốt nhẹ rồi chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho hoắng… Các triệu chứng cảm cúm có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày và bé sẽ tiếp tục cảm thấy “khó ở” 1 vài ngày sau đó.

Việc mẹ nên làm: 

– Lúc này mẹ chỉ nên chăm sóc tốt nhất cho con bé bằng cách cho bé uống và ăn nhiều chất lỏng để khắc phục tình trạng ho và nghẹt thở.

– Cách ngăn chặn cảm cúm tốt nhất là mẹ nên cho bé đi tiêm vaxcine phòng cúm khi bé trên 6 tháng tuổi.

Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện:

– Với các trẻ đã lớn, bệnh cảm cúm không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu con bạn vẫ đang là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi thì bạn cần đưa bé đến bệnh viện. Với trẻ lớn hơn, nếu các triệu chứng cúm không có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng 5-7 ngày, bạn nên đưa bé đến bệnh viện.

Khi bé bị viêm tai

Viêm tai sẽ làm trẻ không thể tiếp thu ngôn ngữ của người khác, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bé có thể bị điếc hoặc lười học nói do không nghe rõ. Biểu hiện của bệnh viêm tai là: sốt, nghẹt mũi, khi ngủ thường xuyên bứt tai, hay khóc, quấy…

 Mách mẹ những việc phải làm khi bé bị ốm - 3

Trẻ bị viêm tai không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực

Việc mẹ nên làm:

– Nếu thấy bé có triệu chứng viêm tai, mẹ cần làm vệ sinh tai cho bé hằng ngày.

Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện:

– Tuy nhiên, với bệnh lý này, mẹ sẽ cần đưa bé đến bác sỹ để được chuẩn đoán và điều trị đúng cách. 

– Hãy tuân theo đơn thuốc của bác sỹ để điều trị tận gốc bệnh này.

Khi bé bị tiêu chảy

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy là việc thường xuyên xảy ra và các mẹ không cần quá lo lắng với bệnh lý này. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy có thể là do virus rota, loại virus này gây nhiễm trùng đường ruột khiến trẻ bị dị ứng, không thể dung nạp được thức ăn. Đôi khi, trẻ em uống nhiều kháng sinh quá cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Việc mẹ nên làm:

– Trẻ bị tiêu chảy thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Mất nước là nguy cơ lớn nhất mà bệnh tiêu chảy gây ra vì thế, mẹ hãy bổ sung cho bé nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước điện giải để bù nước. 

– Các mẹ lưu ý khi cho bé uống nước điện giải, không nên ép bé uống quá nhiều 1 lần, nên cho bé liều tăng dần và uống sau 30 phút mỗi lần.

Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện:

– Nếu em bé của bạn vừa tiêu chảy vừa sốt cao hoặc bị tiêu chảy ra máu thì mẹ cần đưa bé đến bác sỹ sớm.

Theo Eva

 

Có thể bạn muốn xem

Cha mẹ vất vả với “tuổi nói không” của con

Sau đây là 1 vài bí quyết giúp cha mẹ sẵn sàng “nói có”. Không...
View more

Dạy bé sử dụng nước thông minh

Dân số loài người hiện nay (chưa kể các sinh vật khác nữa) chắc hẳn...
View more

Trò chơi dạy con cách lắng nghe

Lắng nghe là một nghệ thuật đang dần bị mai một, không chỉ trẻ em...
View more

Mẹ nghỉ ngơi, bé chơi vui

Bọn trẻ con thật đáng yêu, nhưng nhiều khi bạn cũng kiệt sức vì phục...
View more