Những kiểu chăm con làm hỏng vóc dáng của bé

Rất nhiều cách chăm sóc trẻ nhỏ được các mẹ ‘hồn nhiên’ áp dụng mà không hề biết tới những nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển vóc dáng của các bé.

Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để không ảnh hưởng đến vóc dáng của các bé:

Quấn tã cho bé quá chặt

Nếu bố mẹ quấn tã cho bé quá chặt, hai chân của bé bị ép sát vào nhau theo hướng thẳng xuống, bé sẽ có nguy cơ mắc dị tật vùng khớp háng. Nên ngừng việc quấn tã cho trẻ khi bé đã được 1 tháng tuổi trở đi bởi lúc này, việc quấn tã sẽ cản trở đến sự phát triển và di chuyển của bé. Nếu bố mẹ thấy bé bắt đầu cựa quậy, đạp lớp tã đang quấn, đó là dấu hiệu bé không muốn bị bao bọc trong tã nữa.

Bế trẻ sai cách

Trẻ sơ sinh rất yếu ớt và mong manh nên nếu không có cách bế trẻ đúng, hệ xương và vóc dáng của bé sẽ bị ảnh hưởng. Đối với các bé từ 0-2 tháng tuổi, tuyệt đối không dùng hai tay xốc thẳng lưng bé lên, sẽ gây hại cho cổ và xương sống cực kì non nớt của trẻ. Khi bế trẻ, luôn nhớ phải nâng đỡ phần đầu trẻ thật nhẹ nhàng, cẩn thận, kể cả khi lúc đặt trẻ xuống.

Bắt trẻ tập ngồi, đứng và đi sớm

Hãy để con trải qua lần lượt các quá trình phát triển vận động một cách bình thường nhất như: lẫy, bò, đứng , đi. (Ảnh minh họa)

Bắt trẻ ngồi quá sớm không những khiến trẻ bị gù lưng mà còn hạn chế khả năng vận động của trẻ. Chân trẻ rất mềm và yếu nếu bắt trẻ tập đứng và đi sớm thì trọng lượng cơ thể trẻ dồn xuống hai chân khiến hai chân bị biến dạng. Ngoài ra, việc để trẻ đạt các mốc phát triển quá sớm sẽ khiến trẻ bỏ qua giai đoạn vàng khám phá thế giới xung quanh. Đừng coi thường giai đoạn bé tập bò, trườn bởi đây là lúc bé có cơ hội được nhìn và sờ, nắn, khám phá nhiều thứ hơn khi ngồi. Do đó, hãy để con trải qua lần lượt các quá trình phát triển vận động một cách bình thường nhất như: lẫy, bò, đứng , đi. Thông thường,từ tháng thứ 9, 10 trẻ đã có thể vịn ghế đứng  dậy, lúc này bố mẹ này có thể tập đứng và đi cho trẻ.

Cho con ngồi kiểu chữ W

Tư thế ngồi kiểu chữ W là tư thế khá phổ biến ở trẻ em, nhất là khi trẻ đang ngồi chơi. Tuy nhiên, dáng ngồi này dồn quá nhiều áp lực cho cơ chân, hông và khớp gối, đặc biệt không tốt cho những trẻ đã có tiền sử bị chứng trật khớp háng, trẻ bình thường cũng bị tăng nguy cơ mắc trật khớp háng nếu ngồi theo tư thế này quá thường xuyên. Dáng ngồi kiểu chữ W cũng được cảnh báo là gia tăng các vấn đề liên quan đến dây thần kinh như chứng trương lực thấp (trạng thái cơ không đủ căng, cơ thể dễ mỏi mệt và gặp khó khăn trong việc chuyển động).

Cho con dùng xe tập đi

Viện nhi khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics) cảnh báo sử dụng xe tập đi cho trẻ là một lựa chọn vô cùng nguy hiểm. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng xe tập đi giúp trẻ học đi nhưng thực chất, xe tập đi có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm như trượt ngã, lộn nhào, chấn thương. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng xe tập đi có thể cản trở sự phát triển dây thần kinh vận động trong giai đoạn tập ngồi, bò, đi của trẻ bởi trẻ luôn bị bó hẹp trong không gian của chiếc xe.

Theo La La (tổng hợp) / Khám Phá

Có thể bạn muốn xem

Cha mẹ vất vả với “tuổi nói không” của con

Sau đây là 1 vài bí quyết giúp cha mẹ sẵn sàng “nói có”. Không...
Xem thêm

Dạy bé sử dụng nước thông minh

Dân số loài người hiện nay (chưa kể các sinh vật khác nữa) chắc hẳn...
Xem thêm

Trò chơi dạy con cách lắng nghe

Lắng nghe là một nghệ thuật đang dần bị mai một, không chỉ trẻ em...
Xem thêm

Mẹ nghỉ ngơi, bé chơi vui

Bọn trẻ con thật đáng yêu, nhưng nhiều khi bạn cũng kiệt sức vì phục...
Xem thêm
Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button