10 dấu hiệu bạn đang làm hộ con quá nhiều

Nếu bạn hay cáu kỉnh, mệt mỏi, thường xuyên bị con đổ lỗi, có lẽ bạn đã phục vụ con quá mức rồi.

Ai mà không muốn trở thành một ông bố hay bà mẹ tuyệt vời? Tuy nhiên, đôi khi, niềm đam mê con cái và sự nhiệt tình của chúng ta có thể dẫn tới sự bao bọc quá mức.

Đáng buồn là, những bố mẹ phục vụ con cái quá nhiều thì con họ thường lại lười biếng và ỉ lại. Nếu bạn đang tự hỏi liệu mình có đang làm “nô lệ” cho con hay không, hãy xem 10 dấu hiệu chỉ báo dưới đây, theo Huffingtonpost.

Bạn hay mệt mỏi

Tất nhiên là bạn mệt bởi bạn đang sống cho cuộc đời của hai người: chính bạn và con mình. Cả ngày bạn làm công việc của hai người và gánh hai trách nhiệm. Bạn sẽ ngủ gật trên ghế dài trước khi xem chương trình mà mình yêu thích.

Bạn hay bực bội

Các bố mẹ quá tận tụy thường phải vào cuộc sau khi không thể bảo được con làm các việc chúng cần làm. Chúng ta nài nỉ, hối thúc, nhắc đi nhắc lại, kỳ kèo nhưng chẳng có tác dụng và cuối cùng đành vác túi đựng đồ của con ra xe. Khi bạn thực hiện thay con những việc mà bạn biết lẽ ra chúng nên làm, bạn cảm thấy bất công, bực bội và không được trân trọng.

Ảnh minh họa: Suntmamica.

Con bạn hay buộc tội và chê trách bố/mẹ

“Mẹ chẳng chịu gói đồ cho con! Mẹ đã quên đưa tiền ăn trưa cho con! Mẹ làm con muộn học rồi!”… Nếu con bạn luôn đổ lỗi cho bố/mẹ về những vấn đề chúng gặp phải, đó là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đã phục vụ chúng quá nhiều. Rõ ràng là trẻ đã tin rằng bạn là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng. Làm sao các con bạn lại nghĩ vậy? Chẳng phải do chính bạn sao?

Bạn chẳng giống ai

Bạn thử nhìn xung quanh xem có ai lau mũi cho con họ – khi trẻ đã lên lớp 8 không? Các bố mẹ khác có phải cầm cặp sách cho con khi trẻ đã vào cấp 2? Có ai phải mặc quần áo cho con sau khi chúng bơi được vài vòng? Nếu bạn không chắc liệu con mình có khả năng làm việc gì đó không, hãy hỏi bác sĩ nhi và đơn giản nhất là chú ý tới những trẻ cùng độ tuổi với con bạn.

Con bạn luôn đòi hỏi

Nếu thấy con liên tục đưa ra những yêu cầu như “Buộc giày cho con”, “Lấy nước ngọt cho con”, “đưa con đi chơi”… thì có lẽ bạn đã bao bọc con quá nhiều rồi.

Con bạn chống đối khi phải làm gì đó

Nếu bạn phục vụ con quá nhiều, trẻ sẽ thấy mình không thể làm được gì và chống đối khi bị yêu cầu làm những việc cho chính mình. Điều này càng khiến bạn tin rằng con chưa thể làm được chứ không phải là không muốn làm, nên lại gánh vác thay cho trẻ.

Bạn sốc khi nghe người khác nói lại về những điều con mình có thể làm khi không có mẹ bên cạnh

Bạn có thể sốc hoặc thậm chí cảm thấy tổn thương khi mình phải vật lộn mỗi sáng để đứa con tuổi teen dậy đúng giờ rồi tới trường, trong khi đi cắm trại, trẻ dậy từ 6h sáng mà chẳng cần mẹ giúp.

Cuộc sống của bạn mất cân bằng

Nhiều bố mẹ quá tập trung vào việc nuôi dạy con cái để bản thân cảm thấy bận rộn. Tuy nhiên, có lẽ họ thực sự trốn tránh một vấn đề của chính mình. Bạn sẽ là ai khi bạn không còn bận với vai trò làm mẹ? Dạy con là một phần quan trọng trong đời chúng ta nhưng nếu bạn biến nó là tất cả cuộc sống của mình, bạn sẽ đánh mất ý thức về bản thân và đặt áp lực lên con cái.

Bạn khó khoan dung với những stress và lo âu

Nếu bạn không thể chấp nhận sự thất vọng, những giọt nước mắt, nỗi buồn bực, các lỗi sai và sự không hoàn hảo ở con, có lẽ chính bạn có nỗi lo âu lớn mà không tự đối mặt giải quyết được.

Bạn có yêu cầu quá cao

Trẻ đang lớn lên và phát triển nên không thể tránh được sự chậm chạp, vụng về và cả mắc lỗi. Nếu có tiêu chuẩn cao, bạn có thể ngay lập tức muốn chỉnh sửa, làm lại, giúp con giải quyết các vấn đề. Rõ ràng, nếu con làm đổ nước, việc của bé là lau khô nhưng bạn không tin vào khả năng của con hoặc đang sẵn cây lau nhà trong tay nên làm luôn. Bạn có cho phép con tự chọn đồ mà bạn thấy không phù hợp?  Bạn có cáu giận khi thấy vết mực trên áo con? Hãy thả lỏng một chút và hạ thấp các yêu cầu để bạn và con cái đều dễ thở hơn.

Theo Vương Linh / VnExpress

Có thể bạn muốn xem

Sau ba tuổi thì đã muộn!

Lời nhắn nhủ “Sau ba tuổi thì đã muộn” cũng là tên của cuốn sách...
Xem thêm

“Thật đáng tiếc”

Tôi đã nói câu này với đứa con gái 4 tuổi của mình thay cho...
Xem thêm

Nhịn là nhục, nhường là thua?

Rất nhiều tội ác của giới trẻ hôm nay khởi xuất từ nóng giận nhất...
Xem thêm

Dạy con một, bố mẹ đã biết cách?

Nhiều người cho rằng, khi chỉ có một mình thì trẻ dễ bị hư hỏng....
Xem thêm
Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button