8 tuyệt chiêu dụ dỗ trẻ làm việc nhà

Dạy trẻ làm việc nhà ngay từ khi còn bé, lớn lên trẻ sẽ trở thành người chăm chỉ, không phụ thuộc vào người khác.

Một căn nhà sạch sẽ, gọn gàng, tươm tất là tiêu chẩn quan trọng với hầu hết các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, những thiên thần nhỏ của gia đình lại muốn căn phòng đầy ắp đồ chơi như một vương quốc nhỏ của riêng mình. Từ đây, các vấn đề bắt đầu nảy sinh. Cha mẹ la mắng trẻ vì vứt đồ chơi bừa bãi, buộc chúng sắp xếp lại ngăn nắp. Những đứa trẻ khóc la, sau đó, chúng sắp xếp đồ chơi gọn gàng hơn một chút. Nhưng sau khoảng một tuần, căn phòng lại trở nên bừa bộn. Trẻ chỉ dọn dẹp phòng miễn cưỡng khi có cha mẹ phía sau lưng.

Dưới đây là 8 cách giúp bạn tập cho trẻ làm việc nhà ngay từ khi còn bé.

1. Phân công việc cụ thể và phù hợp với độ tuổi của trẻ

Trẻ em thường làm tốt một công việc được giao cụ thể ví dụ như : “Con hãy đặt tất cả các khối lego vào trong hộp” thay vì “Hãy dọn dẹp phòng của con”.

Khi những đứa trẻ lớn hơn, bạn có thể giao các công việc khác cho chúng. Tuy nhiên, yêu cầu đưa ra phải phù hợp với độ tuổi. Trẻ nhỏ có thể làm những việc như: sắp xếp sách ngay ngắn trên kệ, với trẻ lớn hơn bạn có thể yêu cầu chúng phơi quần áo hoặc dọn chất thải của thú cưng.

Đừng quên dành những lời khen ngợi và phần thưởng xứng đáng khi bé hoàn thành tốt công việc.

2. Dành những lời khen tặng cho trẻ

Trẻ nhỏ rất thích được xem là người tài giỏi, hữu ích. Vì thế, khi giao việc bạn cần cho biết lý do tại sao nhiệm vụ bạn giao cho trẻ là rất quan trọng và chỉ có trẻ mới có khả năng làm được điều đó.

Nếu bạn có nhiều con, phân công cho mỗi bé làm một công việc thường xuyên và lặp lại để mọi thành viên trong gia đình có thể đếm được thành quả của bé. Đừng quên dành những lời khen ngợi và phần thưởng xứng đáng khi bé hoàn thành tốt công việc.

3. Đặt giới hạn thời gian cho công việc được giao

Đặt một chiếc đồng hồ ở nhà bếp và chuẩn bị cho bé thực hiện một nhiệm vụ thú vị. Ra một thời hạn để hoàn thành công việc và dùng những phần thưởng nhỏ để khuyến kích bé hoàn thành đúng thời hạn.

Gợi ý vui: Mở một bài hát có chủ đề đại loại như: “Sứ mệnh bất khả thi” để trẻ có thêm động lực chạy đua với thời gian!

4. Đừng kỳ vọng vào khả năng làm việc của trẻ

Bạn đừng nên kỳ vọng nhiều vào khả năng làm việc nhà của trẻ. Trẻ chưa thể rửa chén hay phơi quần áo, trải ga giường chuyên nghiệp như người lớn. Vì còn bé, nên trẻ thường mắc phải những sai sót khi làm việc, do đó sự động viên và thời gian sẽ giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng của mình. Đừng yêu cầu trẻ ủi quần áo mà không có nếm nhăn hay rửa chén sạch sẽ trong những lần đầu tiên.

5. Sử dụng âm nhạc

Trẻ em luôn yêu thích âm nhạc. Bạn hãy mở một bài hát mà bé thích sau đó khuyến khích bé lau nhà, quét nhà hay gấp đồ, xếp khăn… Những giai điệu nhạc sẽ giúp trẻ làm việc hăng say và cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn.

6. Dạy con về giới hạn

Khi mùa lễ hội đến, trẻ thường bị hấp dẫn bởi những món đồ chơi bắt mắt và sẽ mang về đầy những thứ lỉnh khỉnh trên sàn nhà và dưới giường. Vì thế, bạn cần ra một quy định cho bé để giới hạn số lượng đồ chơi có thể có. Ví dụ: chỉ ba hộp đầy đủ đồ chơi.

Khi giới hạn đạt đến, trẻ buộc phải tặng đồ chơi cũ cho người khác hoặc từ bỏ món đồ chơi mới vì thiếu không gian chứa. Quy định này giúp con bạn có thói quen là một người tiêu dùng thông minh ngay từ khi còn nhỏ, giúp bé phải cân nhắc kỹ càng trước khi ra quyết định mua một món đồ chơi mới.

Bạn hãy vờ như mình vừa nhận được sự giúp đỡ tuyệt vời từ một vị chuyên gia thực thụ sau khi trẻ em giúp bạn hoàn thành một số công việc trong nhà.

7. Để trẻ làm quản gia thông minh của bạn

Không có niềm vui nào hơn là chơi trò đóng phim cùng trẻ nhỏ. Nếu bạn có con gái hãy cùng con chơi trò “Cinderella”. Để trẻ mặc váy xoè giống lọ lem, quấn khăn rằn và cung cấp giẻ cho trẻ lau nhà.

Đối với bé trai lẫn bé gái, việc thay đổi cách ăn mặc cho bé trông giống như những nhà quản gia thông minh hay người giúp việc chuyên nghiệp khiến chúng rất thích thú. Bạn hãy vờ như mình vừa nhận được sự giúp đỡ tuyệt vời từ một vị chuyên gia thực thụ sau khi trẻ em giúp bạn hoàn thành một số công việc trong nhà.

8. Sử dụng những ví dụ, tương tác trực quan để hướng dẫn trẻ

Trẻ em hầu như không thể tiếp thu ngay lần đầu được hướng dẫn. Trẻ học tốt nhất bằng cách hình dung và làm mẫu. Nếu bạn muốn con mình dọn dẹp phòng riêng, cho chúng xem những hình ảnh của một căn phòng đẹp và tươm tất, điều đó sẽ truyền cảm hứng cho trẻ dọn dẹp phòng sạch sẽ hơn.

Yêu cầu trẻ sử dụng khả năng hình dung và sự sáng tạo để suy nghĩ về cách tổ chức dọn dẹp khoa học, tiết kiệm không gian phòng để có một nơi ở gọn gàng khang trang. Bạn có thể gợi ý cho trẻ những ý tưởng và giải pháp nhưng không nên tham gia trực tiếp vào công việc của trẻ.

 Theo Huyền Trâm / Trí Thức Trẻ

Có thể bạn muốn xem

Sau ba tuổi thì đã muộn!

Lời nhắn nhủ “Sau ba tuổi thì đã muộn” cũng là tên của cuốn sách...
Xem thêm

“Thật đáng tiếc”

Tôi đã nói câu này với đứa con gái 4 tuổi của mình thay cho...
Xem thêm

Nhịn là nhục, nhường là thua?

Rất nhiều tội ác của giới trẻ hôm nay khởi xuất từ nóng giận nhất...
Xem thêm

Dạy con một, bố mẹ đã biết cách?

Nhiều người cho rằng, khi chỉ có một mình thì trẻ dễ bị hư hỏng....
Xem thêm
Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button