Bạn dạy con theo kiểu nào?
Trong khi cha mẹ kiểu độc đoán thường bắt buộc con làm theo ý mình, những mẹ theo kiểu lơ là lại có xu hướng “làm lơ”. Theo kiểu nghiêm khắc, bố mẹ thường đặt ra kỳ vọng cho trẻ, ngược lại bố mẹ kiểu dễ dãi lại để bé tự quyết. Còn bạn thì sao? Thuộc kiểu bố mẹ nào trong số 4 kiểu sau?
Mỗi gia đình sẽ có cách nuôi dạy con khác nhau. Khó có thể nói cách dạy con nào đúng, cách nào sai, nhưng nếu biết mình theo kiểu nào, bạn có thể rút kinh nghiệm và giáo dục con tốt hơn. Dưới đây là 4 kiểu cha mẹ điển hình nhất. Thử xem mình đang dạy con theo phong cách nào, mẹ nhé!
Kiểu dạy con của bạn có ưu, khuyết điểm gì? Cùng tìm hiểu nhé!
1/ Kiểu Nghiêm khắc
Đây là kiểu cha mẹ được đánh giá là thành công nhất để nuôi dạy con. Nếu thuộc kiểu này, bạn thường đặt ra các kỳ vọng thực tế và giới hạn phù hợp với con trẻ cũng như giả lập những hệ quả tất yếu xảy ra do hành vi của bé.
Cha mẹ nghiêm khắc thường thể hiện tình cảm và sự nồng ấm, lắng nghe quan điểm của trẻ, và tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính độc lập. Bạn đặt ra quy tắc và giải thích lý do đằng sau các quy tắc nhưng cũng rất linh hoạt và sẵn sàng tạo ngoại lệ cho quy tắc trong một số trường hợp. Chẳng hạn, tạm thời thay đổi thời gian đi ngủ của bé khi cả gia đình cùng nhau đi du lịch.
2/ Kiểu Độc đoán
– Bạn cảm thấy trẻ con không biết gì và bé cần tuân lệnh bố mẹ 100%?
– Nếu con có sở thích hoặc ước mơ trái ngược với mong muốn của bạn, bạn sẽ không ngại ngần bắt ép con theo ý mình?
Nếu câu trả lời là có, bạn là kiểu cha mẹ độc đoán. Thuộc kiểu này, bạn thường rất nghiêm ngặt, giám sát chặt chẽ mọi hành động của con, đồng thời rất ít thể hiện tình cảm với bé. Cha mẹ kiểu độc đoán lập ra quy tắc cứng nhắc với những hậu quả chắc chắn. Trái ngược với kiểu nghiêm khắc, cha mẹ độc đoán thường sẽ không thay đổi quy định giờ đi ngủ dù cho đang trong kỳ nghỉ, bởi bạn mong đợi việc tuân thủ bất di bất dịch dựa trên các nguyên tắc đã được đưa ra.
Trẻ nhỏ lớn lên trong những ngôi nhà độc tài thường trở nên lo lắng hoặc bị thu mình trong thế giới riêng hoặc bị các vấn đề về lòng tự trọng. Dựa theo sự phát triển trong xã hội đặc thù về giới tính, các bé trai có xu hướng mất kiểm soát cơn giận, trong khi các bé gái có xu hướng phụ thuộc vào việc được cho phép từ những người xung quanh.
Bố có thể làm gì để cùng mẹ nuôi dạy con?
Bố có thể làm gì để cùng mẹ nuôi dạy con?
Cũng giống như trong hôn nhân, sức mạnh của bậc cha mẹ cần sự hợp tác của cả hai người. Có rất nhiều bài viết về chăm sóc, nuôi dạy con dành cho các bà mẹ, còn các ông bố thì sao? Là một người bố, bạn có thể làm được những gì?
3/ Kiểu Dễ dãi
Kiểu cha mẹ dễ dãi có xu hướng thể hiện yêu thương nhưng lại thiếu sự giám sát các giới hạn hoặc quy tắc đề ra. Bạn nuông chiều, đưa ra vài yêu cầu, ít khi sử dụng hình phạt, và cho phép con trẻ tự đưa ra quyết định, bất kể hậu quả. Với con, bạn giữ vai trò như một người bạn hơn là người mẹ. Kiểu cha mẹ này có thể bận rộn với cuộc sống riêng tư của mình nên thiếu sự chú ý và kiểm soát con.
Khuyết điểm: Các bé có cha mẹ dễ dãi thường thiếu tự giác, không có tính trách nhiệm, dễ lây nhiễm thói quen xấu…
Ưu điểm: Trẻ có lòng tự trọng cao, phát triển kỹ năng xã hội tốt hơn, đồng thời ít có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
4/ Kiểu Lơ là
Đây là kiểu cha mẹ thường thờ ơ, thậm chí “làm lơ” vai trò của mình. Nguyên nhân có thể do bạn quá chú tâm vào công việc, có vấn đề về cảm xúc (trầm cảm)…
Ngoài nhu cầu cơ bản của trẻ, bạn hầu như không để ý hoặc không quan tâm đến nhu cầu sống hay những sở thích khác. Bạn thường tìm kiếm sự hỗ trợ và chỉ dẫn từ các con. Nhiều lúc, có vẻ bé mới là người làm mẹ chứ không phải bạn.
Giống kiểu cha mẹ dễ dãi, những bé được nuôi dưỡng bởi cha mẹ lơ là cũng sẽ gặp những khuyết điểm tương tự, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn. Trẻ có nguy cơ bị chứng co cụm, sợ hãi, biểu hiện kém trong trường học, đồng thời trẻ có nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện cao.
Dù thuộc kiểu nào, điểm chung của hầu hết các bậc làm cha mẹ là yêu thương và mong muốn những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Thông tin về 4 kiểu cha mẹ chỉ mang tính tham khảo giúp mẹ có thể rút kinh nghiệm, khắc phục những khuyết điểm trong cách giáo dục, tạo cho con tiền đề tốt nhất để phát triển.
Theo Marrybaby.vn