Bí quyết nuôi dạy con hữu ích không phải ai cũng biết

Những bí quyết nuôi dạy con này cực đơn giản mà hiệu quả, tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách áp dụng.
1. Hãy để con nếm trải sự thất bại
Để con phát triển toàn diện, trẻ cần phải nếm trải sự vấp ngã mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Sheri Noga, tác giả của một cuốn sách về phương pháp dạy con cho rằng: “Hầu hết các bậc cha mẹ thường can thiệp vào chuyện của con và làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn dù biết rằng trẻ có khả năng tự làm được”. Như vậy khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. 
(Ảnh minh họa)
Trước khi vội vàng giúp trẻ bất kỳ công việc nào, hãy tự hỏi rằng “Liệu con bạn có thực sự bị nguy hiểm khi tự chúng làm việc đó?”. Tiếp tục áp dụng phương pháp giáo dục này đối với các vấn đề khác, theo như các nghiên cứu xã hội về việc giáo dục trẻ – liệu trẻ sau này sẽ có những kĩ năng thiết yếu không nếu cha mẹ luôn làm mọi chuyện? Nếu câu trả lời là “Có!”, hãy để thời gian trả lời bạn.
2. Tuân thủ ba nguyên tắc làm bài tập về nhà
(Ảnh minh họa)
Nguyên tắc đầu tiên “Hãy làm những việc khó trước”. Nguyên tắc thứ hai “Để điện thoại ra khỏi tầm với”. Nguyên tắc thứ ba “Việc được giao nên được hoàn tất sớm nhất có thể, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày tiếp theo”. Đây là một quá trình ba bước rõ ràng mà trẻ có thể tiếp thu và dễ dàng thực hiện, như vậy, bạn sẽ ít nhắc nhở trẻ hơn. (Đúng vậy nhỉ!)
3. Ghi nhớ cụm viết tắt H.A.L.T
Trẻ thường khó chịu khi “Đói” (Hungry), “Sợ hãi” (Agitated), “Cô đơn”(Lonely) hay “Mệt mỏi” (Tired). Hãy ghi nhớ cụm từ viết tắt này để “bắt bệnh” cho trẻ trong hành trình nuôi dạy con của mình.
4. Không tốt bụng một cách tùy hứng
Trẻ cần hiểu rằng việc giúp đỡ mọi người xung quanh là việc làm hằng ngày, không phải việc ngẫu nhiên. Tập cho trẻ thói quen hoàn tất công việc được giao trong ngày và “Biết ơn người đã giúp đỡ mình”. (Jeffrey J. Froh)
5. Đi ngủ đúng giờ
(Ảnh minh họa)
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 trên tap chí Pediatrics cho thấy rằng trẻ bảy tuổi trở lên có thói quen không đi ngủ đúng giờ thường gặp phải vấn đề về hành vi hơn những trẻ đi ngủ đúng giờ. Nếu thường xuyên không đi ngủ đúng giờ thì những vấn đề hành vi này sẽ càng nghiêm trọng. Dù có bận việc đến đâu thì bạn cũng nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ. Theo như nhà tâm lý học ở Morrissey – Viện giáo dục Comptom, Redwood, California khuyên rằng “Hãy dành thời gian cho trẻ”, dù cha mẹ bận việc đến đâu thì ít nhất cũng gác lại để chúc con bạn ngủ ngon và hãy luôn duy trì như vậy.
6. Để trẻ đọc những gì trẻ muốn
Khi được đọc những gì mà con thích, trẻ em sẽ trở nên vượt trội hơn trong học tập so với bạn bè cùng lứa. Vì vậy, hãy để con tự do chọn lựa những gì mình muốn đọc.
7. Không trả tiền cho trẻ vì trẻ đã làm việc nhà
Nếu bạn trả tiền mỗi khi trẻ dọn giường ngủ, thì khi bạn muốn trẻ giúp bạn mang làm việc nhà thì trẻ sẽ hỏi “Liệu rằng mình sẽ được cha mẹ trả tiền nếu mình làm việc này?”. Theo một nghiên cứu của chuyên gia Giáo dục trẻ Alyson Schafer cho hay “Bạn có thể khuyến khích trẻ bằng một khoảng hỗ trợ nhưng không nên lạm dụng việc này cho từng việc vặt trong nhà”.
(Ảnh minh họa)
8. Tấm gương về sự dũng cảm
Hầu hết chúng ta không đi xem phim một mình vì không muốn bị nhìn thấy ngồi một mình. Hãy cho trẻ biết rằng chẳng có việc gì là xấu hổ khi đi xem phim một mình.Tương tự như vậy, nếu con bạn nhìn thấy bạn cười to khi bạn nhận ra sáng nay mình mặc áo ngược, thì trẻ cũng sẽ cười khúc khích thay vì cảm thấy bối rối, nếu chúng mặc áo ngược.
9. Hãy là một chuyên gia dinh dưỡng
Tác giả cuốn sách “Bí kíp để bữa ăn gia đình giàu dinh dưỡng” Ellyn Satter khẳng định “Nghề của trẻ là ăn những gì mà bạn nấu”. Vì vậy, bên cạnh những món ăn chính mỗi ngày, hãy bổ sung rau, trái cây, sữa, đậu… để trẻ có thêm protein và vitamin cho bữa ăn. Thực đơn bạn bổ sung thêm cho trẻ quan trọng không kém so với bữa chính.
Nuôi dạy con
10. Lưu ý ở độ tuổi dậy thì
Đây là giai đoạn con bạn bắt đầu để ý đến ngoại hình bản thân hơn là nghe theo lời khuyên của bạn. Hãy trò chuyện và lắng nghe tâm sự của trẻ! 
11. Động viên tinh thần khi trẻ cảm thấy sợ
Hãy đơn giản hóa mọi chuyện khi nuôi dạy con. Ví dụ khi trẻ sợ băng qua đường chỉ vì thấy một con chó đi ngược lại thì hãy trấn an con “Ồ một chú cún con! Mẹ con mình cùng nói cho chủ nhân chú cún rằng mình có thể cảm nhận được là lông chú mượt chừng nào”. Hay bạn có thể động viên và trấn an tinh thần bằng cách nói “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi con ạ”, “Nhanh thôi mà, không sao đâu”…
12. Để giữ trẻ yên lặng, hãy nhẹ nhàng thay vì quát mắng trẻ
(Ảnh minh họa)
Khi bạn nhẹ nhàng nói chuyện, trẻ sẽ tập trung hơn. Cha mẹ có thể cư xử ân cần và nói nhỏ với bé rằng “Nếu con muốn nghe tiếp thì hãy tập trung những gì cha mẹ đang nói nhé!”. Điều này sẽ có tác dụng hơn việc bạn quát mắng trẻ.
13. Dành thời gian quan tâm bản thân 
Nếu bạn không chăm sóc bản thân thì bạn sẽ không thể nào hoàn thành tốt nhiệm vụ làm cha mẹ được. Nếu bạn không thể dành thời gian Spa cuối tuần thì hãy dành 15 phút thư giãn trong phòng tắm. Hãy tự chăm sóc bản thân mình để có đủ năng lượng cho con bạn nhé!  
Theo Bana HouzBana Houz / Trí Thức Trẻ

Có thể bạn muốn xem

Sau ba tuổi thì đã muộn!

Lời nhắn nhủ “Sau ba tuổi thì đã muộn” cũng là tên của cuốn sách...
Xem thêm

“Thật đáng tiếc”

Tôi đã nói câu này với đứa con gái 4 tuổi của mình thay cho...
Xem thêm

Nhịn là nhục, nhường là thua?

Rất nhiều tội ác của giới trẻ hôm nay khởi xuất từ nóng giận nhất...
Xem thêm

Dạy con một, bố mẹ đã biết cách?

Nhiều người cho rằng, khi chỉ có một mình thì trẻ dễ bị hư hỏng....
Xem thêm
Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button