Những sai lầm bố mẹ không nên mắc phải khi dạy con về tiền

Chỉ dạy con trai, không dạy con gái về cách quản lý tiền, trả tiền cho trẻ để bé làm việc nhà hay đạt điểm cao… là những sai lầm rất nhiều ông bố bà mẹ mắc phải.



Nếu cha, mẹ cảm thấy khó khăn khi nói với con về tiền, bạn không phải là cá biệt. Cũng không phải chỉ mình bạn mới thấy khó khi giải thích cho con hiểu tiền không mọc ra từ cây.

Chuyên gia về tài chính cá nhân và tác giả của cuốn sách “Giúp con trở thành thiên tài tài chính (dù bạn không giỏi)” Beth Kobliner phát hiện rằng nhiều phụ huynh thấy khó khăn khi nói với con về tiền bạc hơn cả các chủ đề nhạy cảm khác như sex hay nghiện hút.

“Một phần là bố mẹ lo họ không đủ hiểu biết để nói với con về tài chính, mặt khác họ sợ để lộ điểm yếu của chính mình về vấn đề này. Đó là một vấn đề bởi chúng ta biết rằng người có ảnh hưởng số một tới khả năng và các hành vi liên quan tới tiền bạc của trẻ chính là bố mẹ”, Kobliner giải thích.

Bà thấy rằng có 5 bước sai lầm phổ biến các phụ huynh mắc có thể tạo thói quen xấu về tiền bạc cho con cái họ:


1. Đợi khi con lớn mới nói về tiền

Không trò chuyện với trẻ sớm có thể trở nên bất lợi cho thái độ của trẻ về cách quản lý tiền bạc trong tương lai. “Đại học Cambridge thực hiện một nghiên cứu cho thấy, khi 7 tuổi, thái độ đối với tiền bạc của trẻ đã được thiết lập vững chắc và hiện nay trẻ từ 3 tuổi có thể hiểu những nội dung cơ bản về tiền “, Kobliner nhấn mạnh.

Bố mẹ cũng nên chú ý tới lời khuyên này khi nghĩ về trường đại học con theo sau này. Đợi tới khi con cái vào lớp 12 mới thảo luận về chi phí học đại học là không nên.

Nên làm việc này khi con học lớp 9 là lý tưởng vì bạn có thể hình dung sau này trường nào sẽ tiêu tốn chi phí nhiều hơn và không rơi vào tình huống khi con đề cập tới trường mình mơ ước ở lớp 12 bố mẹ lại nói “Bố mẹ xin lỗi, bố mẹ không đủ tiền để con học ở đó”.

2. Trả tiền để trẻ làm việc nhà

Kobliner thừa nhận không có câu trả lời đúng hay sai về việc liệu có nên cho trẻ tiền tiêu vặt không nhưng bà cho rằng không bao giờ nên trả tiền để trẻ làm việc nhà. “Sẽ hoàn toàn sai khi cho con một khoản tiền vì trẻ làm những việc đơn giản như dọn giường, đổ rác. Lý do làm bạn cần để trẻ hiểu rằng đó là một phần trách nhiệm gia đình”, bà nói.

Chuyên gia này khuyên việc quyết định cho con tiền tiêu vặt đơn giản là nên dựa trên lứa tuổi của trẻ và mục đích rõ ràng trẻ cần tiền làm gì.

3. Dùng tiền để khuyến khích con đạt điểm cao

Kobliner cho biết, gần một nửa các ông bố bà mẹ cho con tiền khi trẻ có điểm tốt. Điều này không phải là một ý hay vì việc mua chuộc nhìn chung không hiệu quả.

Bà cho biết, một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy thưởng tiền kiểu này không thực sự giúp cải thiện điểm toán và văn của trẻ.

“Mục tiêu của bố mẹ nên là tạo động lực cho con từ bên trong để chống lại những yếu tố bên ngoài, hơn là ‘hối lộ’ con”, bà nói.

4. Dạy con trai nhưng không dạy con gái về tiền

Trong nghiên cứu của bà Kobliner, phần lớn phụ huynh tin rằng con trai thông minh hơn con gái về tiền bạc và hiểu giá trị của đồng tiền hơn. Vì thế, họ thường trao đổi vấn đề tiền bạc với con trai hơn là các cô con gái. Đây là một sai lầm. Giúp con gái học cách quản lý tiền thực sự quan trọng.

5. Giảng giải cho con về tài chính nhưng không cho con thấy cách mình sử dụng tiền, thể tín dụng

Câu ngạn ngữ xưa “hãy làm theo lời tôi nói, đừng làm theo việc tôi làm”, không đúng trong trường hợp này. Chuyên gia tài chính khuyên bố mẹ nên thành thật và đừng đạo đức giả khi nói về việc sử dụng tiền, thẻ tín dụng vì trẻ sẽ thấy ngay.

Các con sẽ học sử dụng tiền bạc, thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm, bằng cách nhìn vào những tấm gương từ đời thực – đây là điều rất cần thiết trong thời đại ngày nay.

Món quà mà bố mẹ trao tặng cho trẻ là sự phát triển toàn diện để trẻ có được tương lai tươi sáng, hãy chia sẻ thông tin này đến với mọi người nếu bạn thấy hữu ích…

Theo Tiêu Dùng Plus

Có thể bạn muốn xem

Sau ba tuổi thì đã muộn!

Lời nhắn nhủ “Sau ba tuổi thì đã muộn” cũng là tên của cuốn sách...
Xem thêm

“Thật đáng tiếc”

Tôi đã nói câu này với đứa con gái 4 tuổi của mình thay cho...
Xem thêm

Nhịn là nhục, nhường là thua?

Rất nhiều tội ác của giới trẻ hôm nay khởi xuất từ nóng giận nhất...
Xem thêm

Dạy con một, bố mẹ đã biết cách?

Nhiều người cho rằng, khi chỉ có một mình thì trẻ dễ bị hư hỏng....
Xem thêm
Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button