Sai lầm của bố mẹ khi trị trẻ bướng bỉnh

Lặp lại mệnh lệnh quá nhiều lần, nói phạt nhưng không thực hiện,… là những sai lầm không nhỏ của bố mẹ khiến trẻ không vâng lời.

Khi trẻ không nghe lời, các ông bố bà mẹ thường bực tức và la hét ầm ĩ nhưng lại không biết rằng chính những việc làm hằng ngày của mình đã tạo ra thói quen ấy của trẻ:

Yêu cầu bé làm nhiều việc một lúc

Mỗi ngày bố mẹ có thể yêu cầu bé hàng trăm việc. Nhất là vào buổi sáng, mẹ thường bắt bé phải nhanh chóng đánh răng, thay quần áo và sắp sách vở, ăn sáng, chuẩn bị đi học trong một thời gian rất ngắn nếu không bé sẽ muộn giờ đi học, mẹ muộn giờ làm. Điều đó thật là quá sức với bé. Một lúc bé phải làm theo quá nhiều yêu cầu sẽ khiến bé phải lúng túng, không biết nên làm việc nào trước và dẫn tới kết quả là không hoàn thành việc nào.

LỜI KHUYÊN: Bố mẹ chỉ nên đưa ra những yêu cầu cần thiết, chỉ cho bé biết việc gì, chỉ cho bé ưu tiên việc nào làm trước, việc nào làm sau, cách khắc phục như thế nào. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian hơn cũng nhưng hướng dẫn được cho bé cách sắp xếp các công việc sao cho hợp lý nhất.

Lặp lại yêu cầu nhiều lần

Cần phải tạo cho bé thói quen nghe và thực hiện ngay khi bố mẹ yêu cầu.Nếu bố mẹ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì bé sẽ thành quen và không để ý đến yêu cầu đầu tiên được đưa ra.

 Sai lầm của bố mẹ khi trị trẻ bướng bỉnh - 1

Cần phải tạo cho bé thói quen nghe và thực hiện ngay khi bố mẹ yêu cầu.Nếu bố mẹ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì bé sẽ thành quen và không để ý đến yêu cầu đầu tiên được đưa ra. (Ảnh minh họa)

LỜI KHUYÊN: Thay vì nói: “Mẹ đã nói với con năm lần là hãy đi đánh răng đi rồi đấy!”, thì chỉ nói một lần rồi sau đó sẽ cảnh cáo: “ Nếu không … thì”. Đừng để con bỏ ngoài tai lời nói của mình hoặc trì hoãn các nhiệm vụ sau khi bố mẹ đã nói một lần.

Lời nói thiếu uy lực

Ngôn từ của bố mẹ khi nói với trẻ cũng rất quan trọng, bởi nó khiến trẻ nhận ra tầm quan trọng của công việc mà bố mẹ đang yêu cầu. Đừng nói : “Con sẽ đi đánh răng bây giờ chứ?” hay “ Cất đồ chơi vào thùng con nhé!” , bởi những lời nói này sẽ đưa ra cho bé sự lựa chọn là có thể làm hoặc không vả cảm thấy không cần thiết.

LỜI KHUYÊN: Đưa ra những yêu cầu một cách rõ ràng, uy lực với thái độ kiên quyết với bé để bé nghe và thực hiện theo ngay lập tức.

Nói phạt nhưng không thực hiện

Mẹ yêu cầu bé tắt máy tính, bé phớt lờ và tiếp tục xem tivi. Vậy là mẹ dọa “Nếu mẹ đếm đến ba mà con không ngừng chơi, con sẽ không được coi tivi đến hết tuần”… Rồi bé vẫn mải miết xem hoạt hình, còn bạn buộc phải tự mình tắt máy và quên mất lời đe dọa cấm xem tivi một tuần đã “ban hành” lúc đầu.

LỜI KHUYÊN: Trong trường hợp này là lời đe dọa về hình thức kỷ luật con. Vì thế cần phải tuân theo những hình phạt mà mình đưa ra. Không cho phép thương lượng và không hứa những điều không thể thực hiện. Nếu bé làm theo yêu cầu của mẹ, nhớ cảm ơn vì bé đã hành động thật ngoan.         

 

Theo Eva/ Khám phá

Có thể bạn muốn xem

Sau ba tuổi thì đã muộn!

Lời nhắn nhủ “Sau ba tuổi thì đã muộn” cũng là tên của cuốn sách...
Xem thêm

“Thật đáng tiếc”

Tôi đã nói câu này với đứa con gái 4 tuổi của mình thay cho...
Xem thêm

Nhịn là nhục, nhường là thua?

Rất nhiều tội ác của giới trẻ hôm nay khởi xuất từ nóng giận nhất...
Xem thêm

Dạy con một, bố mẹ đã biết cách?

Nhiều người cho rằng, khi chỉ có một mình thì trẻ dễ bị hư hỏng....
Xem thêm
Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button