Hotline 1900 7169

Làm thế nào để bé hòa nhập hơn với bạn bè xung quanh

 Hỏi:

Chào tiến sĩ! Con trai tôi hiện được gần 5 tuổi, cháu đi học mẫu giáo từ khi 3 tuổi. Từ nhỏ cháu đã tỏ ra rất nhút nhát, tôi cứ tưởng sau khi đi học được tiếp xúc với cô giáo và bạn bè cháu sẽ hòa đồng và mạnh dạn hơn. Nhưng sau gần 2 năm đi học tôi thấy cháu vẫn không tiến triển gì nhiều. Tôi để ý thấy khi bạn bè chơi chung cháu thường đứng một chỗ và quan sát các bạn chứ không hòa nhập. Cháu rất sợ đến chỗ đông người, tôi muốn cháu mạnh dạn hơn, hòa nhập hơn, mong tiến sĩ giúp tôi. Cám ơn tiến sĩ!

Hoàng Thanh Thủy
Email: 
huyhoang...@yahoo.com.vn

 

 

Trả lời:

 

Chị Thủy mến!
Theo như Chị mô tả thì bé có biểu hiện tự kỷ nhẹ. Tự kỷ là hiện tượng mà biểu hiện rõ nhất là ở trẻ không có các nhu cầu về thế giới xung quanh. Tuỳ mức độ nặng nhẹ khác nhau mà ở trẻ có những biểu hiện khác nhau. Nhẹ là bé “tách” mình ra khỏi môi trường nhưng vẫn có xu hướng thăm dò chúng bằng cách quan sát. Nặng là bé tách mình hoàn toàn khỏi môi trường, cũng không quan sát và có xu hướng tìm nơi an toàn để ngồi chơi một mình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, có thể do các nguyên nhân bẩm sinh, nhưng cũng có các nguyên nhân từ môi trường, đặc biệt là cách chăm sóc trong gia đình.

Để giúp bé, cách tốt nhất là gia đình nên đưa bé đến các chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán cụ thể, từ đó mới có hướng chăm sóc bé phù hợp, hiệu quả. Nhưng lâu dài, quan trọng nhất có lẽ đó chính là sự kiên trì, quan tâm của người thân trong gia đình trong việc động viên giúp bé hòa nhập vào môi trường xung quanh.
Theo mô tả, thì trường hợp con chị có biểu hiện tự kỷ nhẹ. Bé rụt rè, nhút nhát nhưng bé vẫn có nhu cầu quan sát. Đây là điểm tích cực ở bé để chúng ta tìm hiểu thêm tại sao bé ngại tiếp xúc với mọi người. Các trường hợp tự kỷ dạng này, thường các bé cảm thấy không an toàn khi tiếp xúc với mọi người, hoặc bé không có nhu cầu rõ ràng khi tham gia vào trò chơi. Nhưng cũng có lúc bé lại thích tự tìm hiểu và khám phá các đối tượng khi ở một mình.

Để kích thích nhu cầu giao tiếp (hay nhu cầu chơi) ở bé, người lớn có thể cùng bé quan sát các bạn của bé (các bạn mới), tốt hơn hết chúng ta nên thời gian để cùng bé chơi với các bạn của mình. Nếu bé lắc đầu không muốn, hãy giúp bé trải nghiệm với trò chơi đó thật từ từ trong khi vẫn cho bé tìm thấy cảm giác an toàn bằng cách giữ tay của mình. Hoặc chúng ta hãy chủ động giao tiếp với các bạn của bé thay cho bé để bé bắt đầu “câu chuyện” với các bạn một cách dễ dàng hơn. Ở trường mầm non, chị cũng có thể nhờ giáo viên can thiệp theo hướng này để giúp bé dễ hòa nhập hơn với các bạn. Chính qua sự trải nghiệm, Bé mới bắt đầu nhận ra các nhu cầu của mình, hay nói cách khác, các nhu cầu ở bé lúc này mới được khơi dậy. Khi các nhu cầu này xuất hiện, ở bé dần dần sẽ tự biết cách thích nghi trong môi trường mới.
Để làm được điều này, như ở trên chúng tôi đã đề cập người lớn cần phải thật tin tưởng, thật kiên trì và nhẫn nại, phải nhớ rằng bé cần phải được động viên, khuyến khích thật nhiều, và tránh làm bé xuất hiện các cảm xúc khó chịu hay sợ hãi khi tham gia hoạt động nào đó…thì lúc đó người lớn mới mong sớm thấy thành quả trong việc làm của mình.

Chúc Chị thành công!


BS Namyang

 

Bài viết liên quan

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Là đúng hay sai khi khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ nên hay không? Nếu thực sự cần thiết tới mức cần thường xuyên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng, hẳn bé...

Xem thêm
7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

7 vị trí huyệt đạo cần mát xa cho bé không những giảm chướng bụng, khó tiêu mà còn giúp nhanh biết bò sau này

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi đầy hơi giúp trẻ cải thiện nhanh sức khỏe tiêu hóa hiệu quả, ngủ sâu, ăn ngon.

Xem thêm
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Trẻ mấy tháng tuổi thì biết lật người?

Thời điểm trẻ sơ sinh có thể lật được người là một cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự phát triển của em bé.

Xem thêm