Hotline 1900 7169

Cảm nhận cử động của con yêu trong bụng mẹ


Nếu như trong tam cá nguyệt đầu tiên, con lớn lên thật thầm lặng thì từ tháng thứ tư, cô cậu nhỏ nghịch ngợm đã bắt đầu nhoi đạp trong bụng mẹ, đó chính là cách mà bé nói: “Mẹ ơi, con đây, con rất ổn.” Và có hạnh phúc nào như hạnh phúc của người mẹ khi biết rằng con yêu trong bụng đang lớn lên khỏe mạnh từng ngày.



"Con mẹ chắc nghịch lắm đây!" - Ảnh: Inmagine

Thai máy là hiện tượng thai nhi cử động bên trong bụng mẹ tạo nên những tác động mà người mẹ có thể cảm nhận được, đây được xem là một trong những tiêu chí xác định tình trạng phát triển và sức khỏe của thai nhi. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bà mẹ tương lai - đặc biệt là những người lần đầu mang thai hiểu thêm về hiện tượng này và nắm được cách theo dõi tần suất thai máy.

Khi nào tôi có thể cảm nhận được thai máy trong bụng?

Bạn sẽ không cảm thấy bé đạp cho đến khoảng từ 16-22 tuần thai, mặc dù bé đã bắt đầu cử động ở tuần thai thứ 7 hoặc 8 và bạn đã có thể thấy bé xoay trở trong bụng mẹ qua hình ảnh siêu âm.

Các bà mẹ đã từng sinh con thường dễ nhận ra những cú đạp nhẹ đầu tiên của bé hơn là các bà mẹ lần đầu mang thai. Các bà mẹ này cũng dễ dàng phân biệt những cú máy của thai nhi với những triệu chứng khó chịu khác ở bụng như tình trạng đầy hơi.

Vóc dáng của người mẹ cũng ảnh hưởng đôi chút đến việc bạn sẽ cảm nhận được cử động của con có nhạy hay không, những phụ nữ gầy hơn thường cảm nhận cử động của con tốt hơn là các phụ nữ nặng cân hơn.

Cảm giác thai máy như thế nào?

Các bà mẹ mô tả cảm giác con đạp rất khác nhau: như nổ một hạt bỏng ngô, như một con cá vàng đang bơi lội, như một cánh bướm thoáng qua. Với những cú máy đầu tiên, bạn có thể sẽ cảm thấy nó hơi giống cảm giác cồn cào khi đói nhưng khi những cú máy này trở nên thường xuyên hơn, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt. Bạn cũng thường nhận ra những cú máy sớm trong tư thế ngồi hoặc nằm yên.

Tần suất thai máy thế nào là chuẩn?


Ở những cú máy đạp đầu tiên, sự ghi nhận của bạn có thể bị gián đoạn. Thực tế là, bạn có thể cảm thấy vài chuyện động trong một ngày và yên ắng trong những ngày tiếp theo. Mặc dù bé vẫn cử động và đạp thường xuyên, đa số những cú quẫy đạp của bé chưa đủ mạnh để bạn có thể nhận thấy. Nhưng từ tam cá nguyệt thứ hai, các cú đạp của bé trở nên mạnh hơn và cũng thường xuyên hơn.


Ảnh: Inmagine


Nếu bạn không thể cưỡng lại được việc so sánh với các bà mẹ mang thai khác, đừng lo lắng nếu trải nghiệm của bạn khác với họ. Mọi em bé đều có cách hoạt động riêng của mình, và không có hình mẫu chuẩn nào cả. Nếu mức độ hoạt động của bé không đột nhiên thay đổi quá nhiều, bé vẫn đang rất khỏe mạnh và mẹ hãy hoàn toàn yên tâm nhé.

Tôi có cần theo dõi tần suất thai máy không?

Một khi bạn cảm thấy những cú đạp xảy ra thường xuyên, hãy chú ý đến chúng và cho bác sĩ phụ sản của bạn biết ngay khi bạn nhận thấy tần suất cử động của bé giảm. Cử động ít hơn có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó, và bạn cần trải qua những xét nghiệm sinh lý đơn giản để kiểm tra tình trạng của bé.

Khi bạn ở vào tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ sẽ khuyên bạn dành thời gian mỗi ngày để đếm tần suất thai máy của bé. Có nhiều cách khác nhau để đếm số lần đạp của bé, vì vậy bạn hãy yêu cầu bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

Đây là một trong các cách phổ biến: Chọn một thời gian trong ngày khi mà em bé của bạn có xu hướng hoạt động nhiều nhất (tốt nhất nên tiến hành đếm thai máy của bé vào một thời gian gần giống nhau mỗi ngày). Ngồi yên hoặc nằm nghiêng để tránh bị phân tâm. Mất bao lâu để bạn nhận thấy được 10 cử động rõ ràng của bé – những cú đạp, giật và xoay trở cả mình? Nếu bạn không đếm được 10 cử động trong 2 giờ đồng hồ, hãy ngừng đếm và gọi bác sỹ hoặc nữ hộ sinh.

 Theo Babycenter


 

Bài viết liên quan

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, bỏ qua thắc mắc dai dẳng này đi mẹ nhé, chỉ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất là con sinh ra khỏe mạnh, IQ...

Xem thêm
Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Đau rát cổ họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quán trình mang thai. Nếu không chị dứt điểm có thể dẫn...

Xem thêm
Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu

Xem thêm