Hotline 1900 7169

Bạn có quá gầy để mang thai?

Nếu như béo phì được liệt vào những nguyên nhân hàng đầu làm hạn chế khả năng có thai, thì tình trạng gầy ốm, thiếu cân cũng được xem là “báo động đỏ” đối với những cặp vợ chồng muốn có con một cách tự nhiên.
Làm sao để biết được liệu bạn có quá gầy?
Các chuyên gia sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để tính xem bạn có bị thiếu cân hay không. Chỉ số BMI = cân nặng (kg)/bình phương chiều cao (m). Nếu BMI của bạn chỉ nằm trong khoảng 14 – 18 thì không nghi ngờ gì nữa bạn đang nằm trong danh sách những người gầy ốm rồi đó. Cơ hội sinh con khỏe mạnh của bạn lúc này chỉ vào khoảng 34% thôi. Đối với những người thừa cân béo phì, cơ hội này thậm chí còn cao hơn nhiều, vào khoảng 45%. Những người có cơ thể khỏe mạnh, BMI vào khoảng từ 19 đến 28 có cơ hội cao nhất, lên tới 50%.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn quá gầy?
Khi bạn quá gầy, kinh nguyệt của bạn sẽ thất thường hơn và lượng hormone estrogen cơ thể sản sinh ra sẽ ở mức rất thấp. Bạn sẽ không tạo ra đủ lượng hóc-môn cơ thể cần dùng để củng cố lại niêm mạc tử cung sẵn sàng cho việc thụ thai.
Ngoài ra, khi quá gầy, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề tim mạch, loãng xương do thiếu canxi và vitamin D và sự suy giảm hệ miễn dịch. Ngay cả khi bạn có cơ hội mang thai thì những yếu tố trên đây cũng sẽ khiến bạn có một thai kỳ không an toàn chút nào.
Khi chỉ số BMI của bạn là 16 và bạn có vấn đề với khả năng thụ thai thì ngay cả giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm cũng không thể là cứu tinh cho bạn được. Chỉ khi chỉ số BMI của bạn trong khoảng 19 – 30, bạn mới đủ chuẩn sức khỏe để thực hiện thụ tinh ống nghiệm nếu muốn. Do đó, việc cần làm của các nàng thiếu cân lúc này là cố gắng bồi bổ để tăng thêm vài cân và điều này sẽ giúp cải thiện cơ hội mang thai của các nàng.
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều bạn cần làm lúc này
Làm sao để bạn không nằm trong “danh sách đen” này?
Nếu bạn đang căng thẳng tìm cách để tăng cân thì bạn thật may mắn, sau đây là một số mẹo nhỏ hữu ích dành cho bạn.
Bạn nên bắt đầu ngay bằng một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa chất đạm, đường và một số loại chất béo phù hợp như chất béo không bão hòa và không bão hòa đơn thể, dầu ô-liu, dầu hạt cải, quả hồ trăn, hạnh nhân và quả óc chó. Nên tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều calo, vitamin và chất khoáng. Và dù đang muốn tăng cân nhanh nhưng bạn cần tránh những thực phẩm giàu đường và béo vì chúng không tốt cho sức khỏe của bạn.
Bạn cần nạp thêm lượng calo dưỡng chất trong mỗi bữa ăn bằng cách kết hợp hoặc trộn nhiều loại thực phẩm với nhau. Chẳng hạn, bạn có thể trộn trứng đã luộc trứng với khoai tây nghiền, hầm gà trong nước súp và nước thịt, phô mai hầm chung với thịt, trứng và súp, cho bột sữa không béo vào súp hay trộn hỗn hợp ngũ cốc ăn sáng với sữa và khoai tây nghiền.
Tăng cân đồng nghĩa với tăng khả năng mang thai của bạn
Nếu bạn không thích ăn quá nhiều một lúc, bạn có thể chia thành nhiều bữa và nhớ đảm bảo dưỡng chất trong mỗi bữa. Nếu thường xuyên uống nước ép trái cây sau mỗi bữa trưa, bạn có thể cân nhắc việc chọn một ly nước ép từ nhiều loại trái cây kết hợp để tăng thêm lượng calo hấp thụ.
Bạn nên ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính và đảm bảo ăn nhẹ nhưng vẫn giàu dinh dưỡng. Bạn có thể ăn các loại hạt, trái cây khô, sữa chua…không nên chọn các loại thực phẩm đã được chế biến như khoai tây chiên và sô-cô-la.
Luôn nhớ rằng bạn muốn tăng cân để việc thụ thai được thuận lợi hơn và con sinh ra sẽ khỏe mạnh, vì vậy hãy khôn ngoan hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho cả hai mẹ con nhé.
Theo MarryBaby.
 

Bài viết liên quan

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, bỏ qua thắc mắc dai dẳng này đi mẹ nhé, chỉ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất là con sinh ra khỏe mạnh, IQ...

Xem thêm
Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Đau rát cổ họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quán trình mang thai. Nếu không chị dứt điểm có thể dẫn...

Xem thêm
Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu

Xem thêm