Hotline 1900 7169

Chóng mặt khi mang thai: Xử sao mới tốt?

Chóng mặt khi mang thai là triệu chứng thường gặp, nhất là trong 3 tháng đầu. Thay vì lo lắng, mẹ bầu nên tham khảo những mẹo sau để giảm chóng mặt.
Chóng mặt, buồn nôn là những triệu chứng thai kỳ phổ biến, nhất là với những mẹ mang thai 3 tháng đầu. Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và dễ nhận biết nhất.
Chóng mặt khi mang thai tuy không phải dấu hiệu nguy hiểm, nhưng có thể là tiền đề dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Chẳng hạn, bà bầu bị chóng mặt dễ bị ngất xỉu, mệt mỏi, nguy cơ té ngã cũng cao hơn…
Bà bầu bị chóng mặt sẽ dễ mệt mỏi, tâm trạng bị ảnh hưởng
1. Vì sao mẹ bầu dễ chóng mặt?
Hormone thai kỳ là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng chóng mặt khi mang thai. Hormone làm các mạch máu co giãn, tăng lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi. Hệ quả, huyết áp bà bầu giảm hơn bình thường, dẫn đến máu lên não giảm làm bà bầu có cảm giác chóng mặt. Thai nhi càng lớn, áp lực trên các tĩnh mạch, mạch máu càng nhiều nên bà bầu càng dễ bị chóng mặt vào những tháng cuối thai kỳ.
Ngoài ra, bà bầu bị chóng mặt cũng có thể do thiếu máu, thiếu vitamin B6. Tình trạng này khá phổ biến ở những mẹ bầu có thân hình “mảnh mai” quá mức. Một số trường hợp nghiêm trọng, chóng mặt đi kèm với phù, huyết áp tăng cao có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ tiền sản giật. Mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý.
2. Trị chóng mặt, phải trị từ sớm
Để khắc phục tình trạng này, ngay từ trước khi mang thai, bạn nên cố gắng bồi dưỡng sức khỏe, nhất là với những người gầy yếu. Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng từ trước khi mang thai 3-6 tháng và trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt, lưu ý bổ sung sắt đầy đủ, phòng trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm những công việc nặng nhọc, đồng thời, thường xuyên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng tăng cường sự dẻo dai.
3. Ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai
Nếu đang bị làm phiền bởi tình trạng này, bầu có thể tham khảo những mẹo sau đây để giảm bớt mệt mỏi.
– Sau khi nằm hoặc ngồi, đứng dậy từ từ, nhẹ nhàng. Tránh đột ngột thay đổi tử thế.
– Không đứng quá lâu. Nếu có việc bắt buộc phải đứng, bạn nên thường xuyên di chuyển, vận động chân tại chỗ để lưu thông máu tốt hơn.
– Mặc quần áo thoải mái, chất liệu thoáng mát.
– Ăn uống đều đặn, tránh bỏ bữa. Lưu ý, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít nhất 3-4 tiếng nên ăn một lần, không nên để dạ dày trống.
– Không nên tắm ngay sau khi đi ngoài đường về, không tắm nước quá nóng, không tắm khi mệt mỏi.
– Những tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên hạn chế nằm ngửa, sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.
4. Những điều bà bầu cần lưu ý
Nếu bị chóng mặt đến mức gần như sắp ngất, bạn có thể thử những cách sau:
– Hít thật sâu, chậm.
– Nới lỏng quần áo
– Ngồi hoặc nằm xuống, hạ thấp đầu.
– Mở cửa sổ hoặc đi ra khu vực thoáng để hít thở không khí trong lành.
Nếu chóng mặt kèm cảm giác đau bụng hoặc chảy máu âm đạo, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu nhận diện thai ngoài tử cung hoặc nhau bong non. Chóng mặt kèm theo đau đầu, tim đập nhanh, hoặc mờ mắt có thể là dấu hiệu thiếu máu, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
Theo Marrybaby
 

Bài viết liên quan

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Cứ ăn uống lành mạnh là khỏi cần lo mẹ bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, bỏ qua thắc mắc dai dẳng này đi mẹ nhé, chỉ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất là con sinh ra khỏe mạnh, IQ...

Xem thêm
Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Mẹo dân gian trị đau rát cổ họng có đờm dứt điểm cho bầu

Đau rát cổ họng có đờm gây khó chịu kéo dài cho mẹ bầu trong quán trình mang thai. Nếu không chị dứt điểm có thể dẫn...

Xem thêm
Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Mẹo đối phó với chứng đau dây chằng khi mang thai

Chứng đau dây chằng khi mang thai thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi lớn dần lên và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bầu

Xem thêm