Hotline 1900 7169

Mua đồ chơi cho con cũng cần có khoa học

Lựa đồ chơi cho con sao cho phát huy lợi ích tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đòi hỏi cha mẹ cần có hiểu biết. 
1. Tại sao nói mua đồ chơi cho con cũng cần có khoa học?
Trong mắt trẻ, những thứ chúng có thể nhìn thấy được, sờ vào được đều có thể trở thành “đồ chơi” của mình. Những trẻ ở tuổi càng nhỏ thì lòng hiếu kỳ càng mạnh, chúng thích khám phá, tìm tòi và tiếp xúc mọi vật thể, trong đó, các món đồ chơi chính là thứ đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc vui của trẻ. Vì vậy, khi lựa chọn đồ chơi cho con không thể tùy tiện theo sở thích hay nhu cầu, nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức nhất định cho phù hợp với trẻ.
2. Làm sao để lựa chọn đồ chơi cho con một cách khoa học?
a) Xuất phát từ góc độ của trẻ
Theo trang tâm lý giáo dục trẻ em Yuerxinli, khi mua đồ chơi, người lớn thường dễ bị “hoa mắt” trước các chủng loại đa dạng, bắt mắt, vì vậy thường vô thức mua về các món đồ chơi mà bản thân cảm thấy đẹp hay thích thú và nghĩ rằng trẻ cũng sẽ bị hấp dẫn. Tuy nhiên, có thể thực tế trẻ không thích món đồ đó như bạn nghĩ. Tốt nhất là để trẻ được tự mình chọn hoặc bạn có thể tìm hiểu sở thích của trẻ trước khi quyết định đến cửa hàng đồ chơi.
Ngoài ra, nếu bạn sợ dẫn trẻ theo, những món đồ chơi lung linh sẽ khiến con vòi vĩnh nhiều thứ thì có thể tùy theo độ tuổi mà lựa chọn đồ chơi cho trẻ.
- Trẻ 5 - 6 tháng tuổi: Lúc này trẻ có thể đã biết lật mình, muốn giơ tay tìm kiếm và cầm nắm các vật. Trẻ trở nên khá hiếu kỳ với người và sự vật xung quanh. Vì vậy, bạn có thể chọn một số món đồ chơi vừa sức với trẻ như lục lạc nhỏ, trống nhựa mini, thú bông hay nhựa cỡ nhỏ… giúp kích thích trí tò mò và rèn lực tay cho trẻ.
- Trẻ 1 tuổi: Bạn có thể chọn các món đồ chơi bằng gỗ dạy trẻ vừa chơi vừa học như xếp hình, cảm nhận, đoán vật, bày trí vật thể… Các món đồ chơi theo bộ cũng thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này, như bộ đồ chơi bán hàng, quần áo búp bê, bộ đồ chơi vườn bách thú… đều giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, sự linh hoạt của tay và kích thích trí sáng tạo. Ngoài ra, giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu tập đi, vì vậy các món đồ chơi như xe kéo, xe đẩy cũng giúp trẻ thích thú hơn khi vừa chập chững đi vừa có thể chơi cùng các món đồ.
- Trẻ trên 1 tuổi: Các món đồ chơi giúp trẻ có thể “đóng vai” sẽ thích hợp cho giai đoạn này, mức độ khó cũng nên tăng lên, ví dụ như bộ độ chơi xếp hình, tranh vẽ, tập tô màu, lắp ghép mô hình và các món đồ chơi mà trẻ có thể tham gia phối hợp với các bạn cùng trang lứa… quá trình chơi sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng suy nghĩ, sáng tạo nhiều cách chơi và học được cách chia sẻ, hòa đồng với người khác
b) Chú ý tính an toàn của đồ chơi
Cẩn thận khi lựa chọn các món đồ chơi được thiết kế nhiều chi tiết nhỏ vì dễ khiến trẻ khó “nắm bắt” và điều khiển khi lực và sự linh hoạt của tay còn yếu. Ngoài ra, các loại đồ chơi dạng hạt, thủy tinh hay nhiều nút dễ khiến trẻ vấp ngã hay lọt vào tai, mũi, miệng của trẻ, gây nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất là bạn chọn đồ chơi có bề rộng nên lớn hơn độ rộng miệng của trẻ.
Đồ chơi bằng sợi, bông có thể gây dị ứng hoặc nghẹt thở cho trẻ. Khi mua các món đồ chơi này, bạn nên kiểm tra các đường may hay các mối liên kết xem có kín không, màu sắc bên ngoài có dễ lem không vì trẻ thường ngậm, cắn đồ chơi, nếu bất cẩn các sợi bông, vải có thể đi vào miệng, mũi, mắt.
Âm thanh của đồ chơi không nên quá lớn: Một số phụ huynh thích chọn các loại đồ chơi nhiều chức năng cho trẻ như có nhạc, ánh sáng, cử động bằng điện... Có thể trẻ sẽ rất thích thú nhưng nếu mức độ tính năng của đồ chơi không phù hợp lại gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Ví dụ đồ chơi có âm lượng vượt quá 70 decibel sẽ gây tổn thương hệ thống thính giác của trẻ.
Các đồ chơi sắc nhọn có thể gây thương tích cho trẻ. Đặc biệt là đồ chơi bằng kim loại càng phải thận trọng khi lựa chọn, trẻ hiếu động và thiếu khả năng kiểm soát hành vi nên dễ làm hỏng hóc đồ chơi, vô tình gây nguy hiểm cho cơ thể và sức khỏe trong quá trình chơi.
Theo VNE
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm