Hotline 1900 7169

Phòng chống trẻ em bỗng dưng tăng động

Tăng động là một trong những rối loạn hay gặp nhất trong thực hành tâm thần ở trẻ em. Tuổi dễ phát hiện bệnh là từ 6-12 tuổi dù rối loạn đã có từ trước đó nhiều năm.
Ảnh minh họa.
Các triệu chứng dễ thấy 
Hoạt động thái quá: Trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy, leo trèo. Trẻ không có ý thức tổ chức sắp xếp, mọi vật xung quanh trẻ đều ngổn ngang, không theo một thứ tự nào cả. Trẻ thường rất khó khăn khi đi vào giấc ngủ vì không ngừng cử động tay chân.
Tập trung kém: Trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Ít khi lắng nghe người khác nói. Dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh. Thường hay quên và để thất lạc đồ đạc.
Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ hoạt động mang tính chất xung động tức thì. Phối hợp động tác kém. Chơi mạnh tay, bạo lực, thường hay gây ra các tai nạn cho chính bản thân cũng như cho người khác. Trẻ rất thích gây ồn ào và thường hay làm phiền người khác.
Ngoài ra, còn xuất hiện những rối loạn kèm theo như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm...
Nguyên nhân đến từ đâu? 
Hiện nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng và bệnh xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Cách phòng chống hữu hiệu 
Trẻ bị rối loạn tăng động dễ bị bạn bè xa lánh, bỏ rơi, cô lập, kết quả học tập kém... làm cho trẻ thiếu tự tin, cảm xúc không ổn định, lo âu, trầm cảm, chán học, bỏ học... hoặc một số trẻ có phản ứng trở nên cô độc, dễ giận dữ gây gổ, thách thức chống đối xung quanh, dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
Vì thế, khi thấy trẻ có những biểu hiện của rối loạn tăng động, cha mẹ nên đưa trẻ tới các chuyên khoa tâm thần để được khám và tư vấn điều trị đúng hướng. Mặt khác, gia đình và nhà trường cần hiểu rõ tâm lý của trẻ để có cách giáo dục, hướng dẫn trẻ, tránh gây áp lực không cần thiết.
Cách xác định trẻ rối loạn tăng động: Không phải tất cả các trẻ có biểu hiện rối loạn được nêu trên đều là trẻ tăng động. Chúng ta cần phải phân biệt trẻ hiếu động, thích khám phá môi trường xung quanh và trẻ tăng động. Ở trẻ tăng động, các rối loạn phải xảy ra ở mọi lúc (lúc vui chơi, học tập, sinh hoạt...); mọi nơi (ở nhà, ở trường, bệnh viện, nơi công cộng...); trong mọi hoàn cảnh, trong tất cả các mối quan hệ. Thời gian rối loạn của trẻ phải kéo dài ít nhất sáu tháng.
Theo nguồn nongnghiep.vn
 
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm