Hotline 1900 7169

Vì sao trẻ nói dối?

Sally 3 tuổi đang chơi vui vẻ trong nhà bếp khi mẹ của bé chuẩn bị bữa bối cho cả nhà. Khi quay lại cô phát hiện thấy một vũng nước trên sàn nhà dưới chân của Sally. "Sally, con yêu, con đã làm ướt quần rồi?" Bé nhanh chóng lắc đầu và nói: "Đôi giày của con làm, không phải tại con".
Rõ ràng Sally đã nói dối mẹ. Giống như hầu hết các bậc cha mẹ khác đều có thể cảm thấy bị sốc, giận dữ, tổn thương hoặc cảm giác bị phản bội khi lần đầu tiên phát hiện ra con mình nói dối. Tuy nhiên, khi bình tĩnh trở lại và xem xét nói dối như là một phần trong quá trình phát triển tình cảm và trí tuệ của con nhỏ thì người lớn chắc chắn sẽ có những cư xử khác, không quá lỗ mãng. Thực tế, các cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nói dối đóng vai trò tích cực trong sự phát triển tình cảm và trí tuệ của con trẻ. Đây là một kỹ năng thiết yếu của con người bên cạnh các kỹ năng: độc lập, hình thành quan điểm sống riêng, kiểm soát cảm xúc...
Theo lẽ thường, lâu nay trẻ em không có khả năng nói dối song chúng đã học cách nói dối hiệu quả nhất trong độ tuổi từ 2 đến 4. Các lời nói dối thành công đầu tiên được coi là một thành tựu trong quá trình phát triển tâm lý vì nó đánh dấu khả năng trẻ biết suy nghĩ và hình thành lý luận biện minh sơ khai. Hơn nữa, điều này cũng giúp trẻ xác định gianh rới giữa những ước muốn riêng của mình, cảm xúc của người khác.
Cũng giống như mọi thứ khác, trẻ em học cách nói dối từ những người xung quanh, đặc biệt là người lớn. Tờ Scholastic cho biết, trung bình người lớn nói dối 13 lần/tuần. Vì vậy, cha mẹ và giáo viên cần phải tinh tế chỉ cho trẻ thấy rằng có một ranh giới nói thật nhưng vẫn không làm tổn thương của người khác.
Tiến trình nói dối của trẻ
Từ khoảng 4 tuổi, trẻ em nói dối vì nhiều lý do giống như người lớn: để tránh bị trừng phạt, đạt được một mục đích, hoặc chống lại một hậu quả không mong muốn, thậm chí để bảo vệ lòng tự trọng. Một đứa trẻ nói dối có thể do muốn thay đổi tình hình, xây dựng lại mọi thứ theo cách mà chúng muốn.
Vì vậy, quá trình nói dối tiến triển tương đương với sự lớn lên của trẻ. Ở mức độ đầu tiên, những đứa trẻ muốn đạt được mục đích gì đó hoặc phần thưởng khi chúng biết một điều đó là sai lầm, không làm vừa lòng người lớn. Khi trẻ khoảng từ 2 đến 3 tuổi, chúng cho rằng những gì chúng muốn và tưởng tượng là sự thật nên chưa hiểu rõ ranh giới nói dối và nói thật, nhưng đôi khi chúng nói dối đơn giản chỉ là để tránh bị trừng phạt.
Song đến khi trẻ 4 tuổi, chúng biết phân biệt giữa nói dối và nói thật, biết được rằng nói dối là sai. Thông thường chúng sẽ rất thật thà song hành vi nói dối cũng thành thạo hơn bởi chúng đã nhận thức được niềm tin của người nghe. Khi trẻ 5 tuổi, trẻ hiểu được hậu quả của một lời nói dối, nhận ra rằng người nghe có đủ kiến thức và kinh nghiệm để phát hiện ra lời nói đó là thật hay dối trá. Một bé 5 tuổi từng kêu rằng: "Bạn không nên nói dối bởi vì bộ não của những người trưởng thành rất thông minh. Họ có thể phát hiện ra".
Khả năng nói dối ngày càng tinh vi khi trẻ từ 6 đến 8 tuổi. Bắt đầu lớn hơn 10 tuổi thì hầu hết trẻ nhỏ đều biết nói dối. Ở giai đoạn này, cha mẹ và giáo viên sẽ không dễ bị đánh lừa bởi những lời nói của một đứa trẻ, khuôn mặt không còn quá ngây thơ có thể đủ sức thuyết phục tin tưởng.
Khi trẻ nói dối
Khi phát hiện ra con trẻ nói dối, cần phải nhắc nhở bản thân rằng đây không phải là sự hư hỏng về đạo đức. Những lời nói dối của trẻ của bình thường và hoàn toàn lành mạnh. Vì vậy, khi cố gắng trở thành những nhà thám tử, bóc mẽ những lời nói dối của con trẻ sẽ khiến chúng cảm thấy bị mất niềm tin từ người lớn. Nếu cố tình bắt trẻ nhỏ chịu trách nhiệm về hành vi nói dối của mình, có thể gây ra sức ép và chúng sẽ ít nói thật hơn trong thời gian tới.
Giúp trẻ phát triển đạo đức và tinh thần chịu trách nhiệm cho hành động của mình là một chặng đường dài. Thỉnh thoảng những lời nói dối là một dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ cần được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, cha mẹ cần chỉ ra logic hậu quả của việc nói dối, khi trẻ nói ra sự thật hãy để cho chúng biết rằng bạn rất vui mừng vì đã có thể làm như vậy. Điều này có thể củng cố niềm tin của đôi bên và dễ dàng hơn hơn cho trẻ nói sự thật sau này.
Theo songmoi.vn
 

Bài viết liên quan

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Đây là lý do vì sao bố mẹ không nên mua nhiều đồ chơi cho con nữa

Tưởng như đồ chơi chỉ mang tính giải trí và vô hại nhưng mới đây một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng lại có hại cho trẻ...

Xem thêm
6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

6 tình huống trẻ ăn vạ và hướng xử lý cụ thể theo gợi ý của chuyên gia

Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… những nguyên tắc...

Xem thêm
Đừng để mọi người trách

Đừng để mọi người trách "dạy con không khéo", đây là 33 bí kíp bỏ túi cho mẹ rèn trẻ cách cư xử từ nhỏ

Làm thế nào để dạy trẻ cách cư xử như một quý ông, quý bà thực sự. Bí ẩn được tiết lộ trong 33 bí kíp giúp con...

Xem thêm